CÁCH XỬ TRÍ ĐAU BỤNG NGỘ ĐỘC THỨC ĂN VÀ XỬ TRÍ ĐÚNG CÁCH, CÁCH XỬ TRÍ ĐAU BỤNG DO NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bạn đang xem: Đau bụng ngộ độc thức ăn


Đau bụng là một trong những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Việc nắm rõ các dấu hiệu trong đau bụng ngộ độc sẽ giúp bạn phân biệt được triệu chứng đau bụng trong nhiều bệnh khác.


Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.

Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn do nhiễm một trong những tác nhân sau đây: do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ trong thức ăn.

Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, có thể sốt hoặc không, đôi khi có kèm theo hoặc không có các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở.

Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh.


Đau bụng ở trẻ em
Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, đau bụng quằn quại

2. Sự khác biệt của đau bụng do ngộ độc thực phẩm so với các loại đau bụng khác


2.1 Đau bụng ngộ độc

Thông thường khi bị ngộ độc, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy. Cơn đau có thể dịu đi một lúc sau mỗi lần đi ngoài hay sau khi nôn ói.

Biện pháp hữu hiệu nhất là chườm ấm, trà thảo dược hoặc rượu gừng để giảm đau, đặc biệt tránh sử dụng cà phê hoặc rượu, có thể càng gây kích ứng và dẫn đến mất nước.

2.2 Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm ở ruột thừa. Ruột thừa là một túi nhỏ lồi ra khỏi thành ruột. Viêm ruột thừa là 1 bệnh lý hay gặp hằng ngày.

Triệu chứng đặc hiệu là đau bụng nặng lên dần dần trong vòng 6 đến 24 giờ đồng hồ. Đau thường khởi đầu từ vùng giữa bụng hay trên rốn, nhưng sau đó thường khu trú ở vùng bụng dưới bên phải (Hố chậu phải).

Một số trường hợp có ít triệu chứng đặc hiệu.

2.3 Táo bón

Táo bón là một nguyên nhân thường gặp. Táo bón có nghĩa là số lần đi ngoài ít hơn so với bình thường hay khó rặn hoặc đau khi đi ngoài. Đôi khi có đau bụng từng cơn ở vùng bụng dưới giữa hoặc lệch về bên trái. Nếu táo bón nặng, có thể gặp chướng bụng và mệt mỏi.

2.4 Đầy hơi khó tiêu

Khó tiêu là cảm thấy khó chịu trong người sau khi ăn. Có thể là cảm giác không thoải mái ở phần bụng trên hay ở sau xương ức. Nó thường xuất hiện sau khi ăn một loại thức ăn cụ thể, có thể là đồ ăn chứa nhiều chất béo và đạm. Cũng có thể là cảm giác ợ hơi nhiều và có vị chua trong miệng . Nó thường xuất hiện trong một vài giờ đồng hồ. Dùng thuốc có bán ở các hiệu thuốc có thể sẽ làm dịu cơn đau.

Với người già hay những người mắc bệnh tim, đau bụng do khó tiêu xuất hiện khi gắng sức hay căng thẳng sẽ đáng lo ngại.

Đôi khi khó có thể phân biệt cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim với chứng khó tiêu. Nếu đau lan lên quai hàm hay xuống cánh tay trái thì có thể đó là cơn đau thắt ngực. Nếu nó mất đi nhanh, hãy thử đến khám bác sĩ, còn nếu nó không dịu đi và cảm thấy khó chịu, hãy gọi cấp cứu.

2.5 Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ, sau 40 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến rõ ràng.

Các triệu chứng có thể khá khác nhau, gồm có: Đau bụng, chướng bụng, có thể tiêu chảy và/hoặc táo bón. Các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất. Hội chứng ruột kích thích không chữa trị được nhưng các triệu chứng có thể thường giảm đi nếu điều trị.


Hội chứng ruột kích thích khi mang thai

2.6 Sỏi thận

Đau bụng đầu tiên ở lưng và có cảm giác như lan ra vùng bụng đến mặt trong đùi, có thể là do sỏi thận. Đau bụng dữ dội xuất hiện, đau quặn lên từng cơn sau đó biến mất và được gọi là cơn đau quặn thận. Đau mất đi khi viên sỏi đi qua được vị trí tắc nghẽn.

Đôi khi sỏi không thể đi qua, cần phải đến bệnh viện để tán sỏi thành những viên nhỏ hơn. Có thể còn có máu trong nước tiểu.

2.7 Viêm nhiễm vùng tiểu khung

Viêm nhiễm vùng tiểu khung là tình trạng nhiễm trùng ở tử cung và ống dẫn trứng, điều trị bằng kháng sinh.

Triệu chứng hay gặp nhất là đau ở vùng bụng dưới (tiểu khung), có thể đau từ nhẹ đến nặng. Có thể đau trong khi quan hệ. Phụ nữ có thể gặp chảy mủ âm đạo kèm theo, có huyết trắng hôi và ngứa.

2.8 Nhiễm khuẩn tiết niệu

Đây là nguyên nhân thường gặp của cơn đau liên tục ở vùng bụng dưới ở phụ nữ. Nó rất ít gặp ở nam giới. Kèm theo đau bụng, có thể có mệt mỏi và vã mồ hôi. Khi đi tiểu, có thể đau nhói, đau buốt và đái máu.

2.9 Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh gây nhiễm trùng đường ruột. Bệnh thỉnh thoảng xuất hiện. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào phần nào của ruột bị viêm và mức độ viêm nhiễm. Các triệu chứng hay gặp là ỉa chảy, ỉa máu, đau bụng và mệt mỏi.

2.10 Sỏi mật

Rất nhiều người không biết họ có sỏi mật. Triệu chứng bao gồm đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải, và được gọi là cơn đau quặn mật. Vị trí đau nhất thường là bên phải, ngay dưới xương sườn.

Nếu sỏi được đẩy vào ống dẫn mật (sau đó xuống ruột) hay quay trở lại túi mật thì đau sẽ giảm và mất đi. Nếu đau nhiều vùng bụng trên bên phải kèm theo có tình trạng vàng da và sốt, đó có thể là bạn đã có sỏi trong đường dẫn mật chính và có tình trạng nhiễm trùng.

Trong trường hợp này bạn nên đến bệnh viện sớm để có chẩn đoán chính xác và phương hướng điều trị hiệu quả nhất.

Đau bụng do sỏi mật có thể kéo dài một vài phút nhưng phổ biến hơn là vài giờ đồng hồ. Đau dữ dội có thể chỉ xuất hiện một lần trong đời hay có thể thỉnh thoảng tái phát.

Xem thêm: 9 Dấu Hiệu Vô Sinh Ở Nữ Giới Cần Được Nhận Biết Sớm, Nhận Biết Dấu Hiệu Vô Sinh Nữ Như Thế Nào

Đôi khi những cơn đau ít dữ dội nhưng khó chịu thỉnh thoảng xuất hiện, đặc biệt là sau một bữa ăn nhiều chất béo khi mà túi mật co nhỏ nhất.

2.11 Đau bụng kinh

Phần lớn phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt đều thấy đau bụng. Đau thường ở mức độ vừa phải nhưng một số trường hợp đau dữ dội đến mức ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày, không thể đến trường hay làm việc được.

Với người già, đau bụng có xu hướng giảm đi. Có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm để làm dịu bớt cơn đau.

2.12 Loét dạ dày - tá tràng

Đau do ổ loét có thể xuất hiện và tự mất đi. Đau ở vùng bụng trên nhưng cũng có thể đau xuyên ra sau lưng.

Đau thường xuất hiện vào buổi tối và lúc thức dậy. Ăn vào có thể bớt đau nhưng với một số loại loét lại đau tăng lên. Bệnh nhân cần đến bác sĩ để được tư vấn nội soi dạ dày đề loại trừ các bệnh lý ác tính và có phương hướng điều trị thích hợp.

Với kinh nghiệm 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi – Nội tiêu hóa, Bác sĩ Đồng Xuân Hà thực hiện thành thạo các kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán, can thiệp cấp cứu và can thiệp điều trị.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn) là hiện tượng mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải, thậm chí bị nhiều lần. Tình trạng này xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh… Đối với những ca bệnh nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày, nhưng nếu nặng hơn cần phải nhập viện điều trị. Chắc hẳn không ít người cảm thấy lúng túng, không biết xử trí thế nào khi gặp phải tình trạng này. Cùng theo dõi những thông tin sau đây để có kiến thức xử trí đúng khi bị ngộ độc thực phẩm nhé.

*


Mục lục

Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì?

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn, trúng thực) là hiện tượng khá phổ biến, nguyên nhân do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hay thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc…

Trường hợp có triệu chứng nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với các bệnh nhân ngộ độc nặng với triệu chứng dữ dội cần phải được nhập viện để theo dõi, điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để nhận biết và có cách xử trí:

Đau bụng: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể chườm ấm giúp giảm đau tạm thời. Nhưng trong trường hợp đau bụng không giảm sau 48 giờ hoặc đau bụng dữ dội thì cần phải tìm trợ giúp y tế ngay.Buồn nôn: Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, sau đó thường kèm nôn.Tiêu chảy: Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn: Trong trường hợp này người bệnh cần tìm hỗ trợ y tế gấp vì điều này báo hiệu mức độ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọngSốt: Khi cơ thể chống lại chất độc khiến bạn bị sốt nhẹ, trường hợp đo nhiệt độ vượt quá 38 o
C, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.Tình trạng chán ăn: Người bệnh cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp không ăn được gì quá 12 tiếng kèm theo các triệu chứng khác như mất nước hãy tới cơ sở y tế ngay lập tứcĐau đầu: Khi cơ thể mất nước bạn dễ bị đau đầu khi ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng thần kinh: Các triệu chứng về thần kinh như mắt mờ, yếu cơ và tê bì ở cánh tay có thể là dấu hiệu khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế ngay lập tứcThị lực thay đổi: Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc khó nuốt, hãy tìm sự chăm sóc y tế – đó có thể là ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và có thể gây tử vong.Hoàng đản: hay còn được biết đến là tình trạng vàng da, vàng mắt, có thể do nhiễm viêm gan A từ thực phẩm. Tuy ít gặp nhưng bệnh dễ lây và có thể lây từ người này sang người khác hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm bệnh.

*

Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến mà người ngộ độc thực phẩm dễ gặp phải.

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu cụ thể khi bị ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào từng nguyên nhân:

Nguyên nhân do vi sinh vật (virus, vi khuẩn) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố do vi khuẩn tiết ra): Có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn, tiêu chảy. Có thể kèm theo dấu hiệu mất nước (như khát nước, khô môi), nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi).

Nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Người bệnh có các dấu hiệu phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác như hệ thần kinh (gây chóng mặt, đau đầu), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch).

Nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Xuất hiện ngay sau khi ăn các thực phẩm cố định mà trong tự nhiên được biết là có thể chứa độc tố như sắn, cá nóc, cóc,…


Với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Những trường hợp này cần tiến hành sơ cứu ngay.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị tiêu chảy kéo dài là bệnh gì? Phải làm sao?

Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?

Đối với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ ngộ độc thực phẩm mà bác sĩ đề xuất các trị ngộ độc thực phẩm sao cho phù hợp. Cần bình tĩnh thực hiện tuần tự theo các bước sơ cứu sau đây:

Gây nôn

*

Nếu người bệnh không có biểu hiện nôn, cần gây nôn. Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày của người bệnh. Nếu người bệnh tỉnh táo, cần kích thích để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt nhằm tống thức ăn ngộ độc ra ngoài. Kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng.

Cần rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để gây nôn. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá có thể gây sặc cho người bệnh. Không gây nôn khi người bệnh đã hôn mê, có thể gây sặc, ngạt thở.

Đối với trẻ em, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ cần chú ý móc họng trẻ khéo, tránh gây xây xát họng của trẻ. Để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra ngoài. Không nên để trẻ nằm ngửa, có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và dễ dẫn tới tử vong. Trong quá trình gây nôn, cần luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm sạch lau cho trẻ.

☛ Thông tin chi tiết: Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Uống nhiều nước và nghỉ ngơi

*

Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước lọc, nước oresol, nước gạo rang… để bù nước cho người bệnh. Cho người bệnh uống từng ngụm nước nhỏ, không dùng thức uống có chứa cồn hay caffein. Nghỉ ngơi nhiều hơn do cơ thể mất nước khiến bạn mệt mỏi và yếu đi.

Lưu ý, cần ngưng sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy bởi có thể làm chậm việc đào thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ việc dùng thuốc cầm tiêu chảy hay xảy ra hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm.

Gọi cấp cứu hoặc ra cơ sở y tế gần nhất

Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng người bệnh vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Hãy đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế.

☛ Đọc thêm thông tin: Điều trị nhanh khi bị ngộ độc thức ăn

Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì?

Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể yếu do mất nước, mất cân bằng điện giải. Nguyên tắc bù nước và điện giải để bù lại chất lỏng đã mất đi rất quan trọng. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục. Sau đây là những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh:

Nên ăn gì?

*

Uống nhiều nước như oresol, nước gạo rang, nước cháo loãng, nước canh, nước hầm, nước ép trái cây.Bổ sung trái cây: Chọn loại trái cây làm dịu dạ dày và cảm giác buồn nôn như chuối. Do chuối có chứa nhiều kali, carbohydrate và đường tự nhiên. Ngoài ra, ăn táo nhằm giảm cảm giác ợ nóng, trào ngược dạ dày và giảm tiêu chảy.Giấm táo: Làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp hồi phục nhanh tình trạng ngộ độc thực phẩm.Thức ăn nhẹ, không gây kích thích cảm giác buồn nôn như cháo trắng, bánh mì…Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc thực phẩm có thể ăn bánh quy mặn, khoai tây nghiền nấu chín hay các loại ngũ cốc nấu chín.Bổ sung lợi khuẩn giúp hồi phục trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa như sữa chua.

Nên kiêng gì?

*

Cơ thể sau ngộ độc còn yếu nên người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau để tránh làm nặng thêm các triệu chứng như:

Các thực phẩm khó tiêu cần tránh bởi chúng có thể gây buồn nôn. Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, rau củ sống… là những đồ ăn khá khó tiêu.Tránh ăn các thực phẩm từ sữa động vật như bơ, phô mai, sữa… trong khoảng vài ngày. Bởi lúc này cơ thể người bệnh chưa thể dung nạp lactose gây ra chứng chướng bụng, khó tiêu.Đồ uống có ga, có cồn cần tránh vì chúng chứa các hợp chất lợi tiểu. Bên cạnh đó, rượu bia có thể làm nặng hơn tình trạng mất nước.

Người bệnh ngộ độc thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng trên để cơ thể sau khi ngộ độc sớm hồi phục trở lại.


Trên đây là các dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu khi bạn hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để xử trí khi gặp phải tình trạng này. Thường xuyên ghé thăm webiste “bachnghehcm.edu.vn” để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.