Dung Phan
Chương Nguyễn
Pgs.Ts. Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai
Gần 40 năm kinh nghiệm về Chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương
Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Tùy theo chuyên môn, trình độ học vấn và sở thích của bản thân mà sẽ có những lựa chọn công việc khác nhau. Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ nhưng sẽ đưa ra một số gợi ý một số ngành nghề dưới đây, hy vọng có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn.
Booking
Care là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bạn đang xem: Người bị trầm cảm nên làm gì
Nhiều người có xu hướng chọn công việc ít giao tiếp để cảm thấy bớt áp lực - Ảnh gốc: verywellmind
Nếu bạn đã đọc bài viết trong Kỳ 1 về chủ đề "bị trầm cảm có nên đi làm không", có lẽ sẽ nhớ những lợi ích của công việc mang lại là gì. Dù biết đi làm khi bị trầm cảm sẽ có khó khăn, áp lực, nhưng nếu biết cách thì nó sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình vượt qua trầm cảm của chính bạn.
Tiếp tục chủ đề này, hôm nay Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ cung cấp và chia sẻ thông tin và gợi ý một số công việc, phân nhóm công việc phù hợp với những bạn đang mắc trầm cảm dưới đây.
Thăm khám và tư vấn trầm cảm từ xa qua Video
Cũng như tất cả các vấn đề về sức khỏe khác, nếu bị trầm cảm việc bạn cần làm bây giờ chính là tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ Tâm thần là người duy nhất có quyền kê đơn hoặc cho thuốc, chẩn đoán chính xác. Bác sĩ Tâm thần hoặc Chuyên gia Tâm lý sẽ giải thích rõ ràng nhất về tình trạng hiện tại, từ đó tư vấn các phương thức cải thiện phù hợp.
Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp, có thể khám và tư vấn hiệu quả qua cuộc gọi Video. Cách khám này mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như:
Tiết kiệm thời gian: không phải làm nhiều thủ tục khám, không mất thời gian chờ đợi như khi đi khám trực tiếpTiết kiệm chi phí: Tư vấn qua Video người bệnh vẫn mất phí khám, nhưng sẽ giảm thiểu chi phí đi lại, ăn uống, đặc biệt là với bệnh nhân ở xa đến khám
Thuận tiện: Bất cứ khi nào người bệnh cần, đều có thể đăng ký tư vấn với bác sĩ. Không phải phụ thuộc vào giờ làm việc của bệnh viện, phòng khám...Bạn hoàn toàn có thể thăm khám bác sĩ Tâm thần mà không cần đến trực tiếp cơ sở y tế bằng cách khám từ xa qa Video
Bằng những trải nghiệm thực tế của mình, hãy cùng Booking
Care hoàn thiện bảng gợi ý công việc trên đây để những người về sau tham khảo nhé. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý và phù hợp.
Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được cung cấp và chia sẻ bởi Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng.
TTO - Buồn phiền, thu mình, không muốn giao tiếp với ai…, tưởng chừng đó chỉ là cảm xúc nhất thời. Thế nhưng những cảm xúc ấy nếu kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm và gây ra nhiều hệ lụy.
Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm. Tại Việt Nam, số người tự tử hằng năm lên tới 36.000 - 40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát.
Rối loạn trầm cảm dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác
TS Nguyễn Bá Đạt - giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Nguyên nhân nội sinh (trầm cảm chưa rõ nguyên nhân), có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, thay đổi hormone.
Trầm cảm do căng thẳng, do áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của...
Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ, do mắc các bệnh thực thể như ung thư, ảnh hưởng hậu COVID-19… Người hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá dễ bị trầm cảm.
Ở giai đoạn đầu, trầm cảm thường rất khó phát hiện. Bệnh nhân thường chỉ xuất hiện các biểu hiện toàn thân như chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ… Những bệnh nhân này thường sẽ tìm đến các chuyên khoa khác nhau mà không tìm được nguyên nhân cụ thể.
Xem thêm: Các biểu hiện của bệnh viêm gan b, thông tin từ a đến z bệnh viêm gan b
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng - giám đốc Công ty TNHH Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý DR.PSY, trong chẩn đoán đánh giá rối loạn trầm cảm rất dễ bị hiểu lầm thành các rối loạn khác như rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực.
Nếu chỉ dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tại thời điểm thăm khám cho bệnh nhân là chưa đủ. Thông thường bác sĩ phải có ít nhất 2-3 buổi thăm khám thì mới đánh giá được đúng tình trạng của bệnh nhân.
"Tôi từng điều trị cho một bệnh nhân, sau khi thăm khám đến buổi thứ 3 tôi đánh giá là bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên đến cuối buổi, bệnh nhân có chia sẻ một trải nghiệm mà trước đây bệnh nhân đã từng trải qua. Lúc đó anh ấy rất vui vẻ, có sức sống, thoải mái đi ra ngoài mà không lo sợ như bây giờ.
Lúc đó tôi nhận ra cần phải theo dõi và đánh giá lại bệnh nhân. Đến buổi thứ 4 mới có kết quả chính xác là bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tức là con người có hai pha cảm xúc: pha trầm cảm và pha hưng cảm. Bệnh nhân tìm đến mình khi đang ở pha trầm cảm. Hai pha cảm xúc này cách nhau vài tháng, thậm chí cả năm", chuyên gia chia sẻ.
Làm sao để chiến thắng trầm cảm?
Hiện nay nhiều người cho rằng mình bị trầm cảm và nghĩ rối loạn trầm cảm là chuyện bình thường, như cảm xúc vui buồn hằng ngày. Tuy nhiên theo chuyên gia, việc rơi vào trầm cảm nếu để kéo dài, nặng nề sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng lấy ví dụ: "Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, chúng tôi thực hiện chiến dịch tư vấn tâm lý online miễn phí. Một bạn sinh viên do ở nhà quá lâu, thay đổi môi trường sống đột ngột đã dẫn đến trầm cảm. Ban đầu bạn chỉ nghĩ mình buồn chán do không được ra ngoài.Tuy nhiên sau đó bạn thường xuyên nhốt mình trong phòng, không tham gia học online, cảm xúc u buồn. Cô giáo của bạn này đã tìm đến tôi để nhờ tư vấn".
Để điều trị trầm cảm, điều quan trọng nhất chính là từ phía người bệnh. Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng, chỉ cần người bệnh tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý đã là 50% chiến thắng.
"Tuy nhiên, chính căn bệnh nội sinh đã khiến bệnh nhân không muốn tiếp xúc, chia sẻ với ai, thu mình lại, vì vậy để họ tìm đến chuyên gia, người thân hay bạn bè là rất khó. Chỉ cần bệnh nhân tìm đến điều trị, lúc đó chuyên gia sẽ dùng các phương pháp điều trị để đồng hành cùng bệnh nhân, từ từ giúp họ vượt qua được trầm cảm", chuyên gia nói.
"Những bệnh nhân mới bắt đầu trầm cảm nhẹ có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển trầm cảm vừa và nặng thì rất khó điều trị. Người bệnh phải có nghị lực chiến thắng bệnh, cùng với sự đồng hành của gia đình, y bác sĩ để vượt qua tự ti của bản thân", TS Nguyễn Bá Đạt chia sẻ.
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị trầm cảm như: sử dụng thuốc, điều trị tâm lý, sốc điện (ECT)... Ngoài ra, bác sĩ, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng các liệu pháp như phân tâm, gia đình, nhận thức hành vi… để giúp hỗ trợ tâm lý cho người bệnh, giúp người bệnh phục hồi và thoát khỏi trầm cảm.
* Kỳ tới:Trầm cảm có xu hướng tăng, thiếu bác sĩ tâm thần
Trầm cảm và những hệ lụy khôn lường: Đau lòng những vụ mẹ giết con, tự tử sau sinh
TTO - Ngay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, chỉ một ngày xảy ra hai vụ việc đau lòng ở TP.HCM và Hà Tĩnh: mẹ giết con, trong đó một người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Tại Đà Nẵng, hai người nhảy cầu tự tử vào mùng 2 Tết...