Phê Duyệt Thuốc Làm Loãng Máu Đường Uống Đầu Tiên Cho Trẻ Em - Mỗi Năm Khoảng 200.000 Người Việt Tử Vong Vì Tim Mạch, 8 Lời Khuyên Để Không Mắc Bệnh Này - Viêm Bao Hoạt Dịch, Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?

Phê duyệt thuốc làm loãng máu đường uống đầu tiên cho trẻ em


Bạn đang xem: Phê duyệt thuốc làm loãng máu đường uống đầu tiên cho trẻ em - Mỗi năm khoảng 200.000 người Việt tử vong vì tim mạch, 8 lời khuyên để không mắc bệnh này - Viêm bao hoạt dịch, uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sức Khỏe - Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt thuốc pradaxa (dabigatran etexilate) dạng viên uống để điều trị trẻ em từ 3 tháng đến dưới 12 tuổi bị huyết khối tĩnh mạch (một tình trạng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch), sau khi đã được điều trị bằng thuốc làm loãng máu dạng tiêm trong ít nhất năm ngày.








FDA cũng phê duyệt pradaxa dạng viên uống để ngăn ngừa cục máu đông tái phát ở những bệnh nhân từ 3 tháng đến dưới 12 tuổi đã hoàn thành phác đồ điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đầu tiên.Thêm vào đó, Pradaxa được phê chuẩn dưới dạng viên nang để điều trị cục máu đông ở bệnh nhân 8 tuổi trở lên bị huyết khối tĩnh mạch ngay sau khi các bệnh nhân này được điều trị bằng thuốc làm loãng máu dạng tiêm trong vòng ít nhất 5 ngày trước đó và để phòng ngừa cục máu đông tái phát ở bệnh nhân 8 tuổi trở lên đã hoàn thành liệu trình điều trị cho huyết khối tĩnh mạch đầu tiên của họ.Pradaxa là thuốc làm loãng máu đầu tiên được FDA chấp thuận mà trẻ em có thể dùng bằng đường uống. Pradaxa ban đầu được phê duyệt vào năm 2010 để giảm nguy cơ đột quỵ và thuyên tắc hệ thống ở bệnh nhân người lớn bị rung nhĩ không do van tim.Với sự chấp thuận của pradaxa, bệnh nhi có một lựa chọn điều trị khác để điều trị và ngăn ngừa cục máu đông có thể gây tử vong. Cục máu đông có thể là một vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em cũng như người lớn. Trẻ em có nguy cơ bị đông máu cao nhất nếu bị ung thư, bệnh tim bẩm sinh, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm hoặc được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Huyết khối tĩnh mạch có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm sưng tấy và khó chịu gần cục máu đông, đau ngực, tổn thương phổi, và thậm chí tử vong.Các tác dụng phụ phổ biến nhất của pradaxa bao gồm các triệu chứng về hệ tiêu hóa và chảy máu. Pradaxa có thể gây chảy máu nghiêm trọng và gây tử vong. Pradaxa không được khuyến cáo dùng cho những bệnh nhân có van tim sinh học hoặc hội chứng kháng phospholipid.Cần có cảnh báo: Việc ngừng điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và tích tụ máu trong các bộ phận của tủy sống (máu tụ ngoài màng cứng hoặc tủy sống) ở những bệnh nhân trải qua các thủ thuật cột sống có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.







Mỗi năm khoảng 200.000 người Việt tử vong vì tim mạch, 8 lời khuyên để không mắc bệnh này


Xem thêm: 7 Quyển Sách Dạy Hài Hước Giúp Trẻ Cười Vui, Những Cuốn Sách Hài Hước Giúp Trẻ Cười Vui

Sức Khỏe - Tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.


Bệnh tim mạch - Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu


Ngay kể cả khi đại dịch COVID-19 xảy ra, theo số liệu năm 2021 thì COVID-19 chỉ là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3, còn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vẫn là bệnh tim mạch. Một thực tế đáng lo ngại nữa là, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lại gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm tới 75%).

Những thông tin trên được PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Giám đốc Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam đưa ra tại lễ mit tinh hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới năm 2023 (29/9) với chủ đề: "Hiểu về Trái tim mình bằng cả Trái tim" do Hội Tim mạch học Việt Nam kết hợp với Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam, UBND tỉnh Thái Bình, Sở Y tế Thái Bình tổ chức sáng nay 16/9.








PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia nêu rõ: "Ngay kể cả khi đại dịch COVID-19 xảy ra, theo số liệu năm 2021 thì COVID-19 chỉ là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3, còn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vẫn là bệnh tim mạch".

Theo các chuyên gia y tế, trong những năm 2020 – 2022 chúng ta trải qua đại dịch COVID-19 với nhiều tổn thất nặng nề và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe con người, về kinh tế, an sinh xã hội. Trải qua đại dịch lần này càng thấy rõ hơn mô hình bệnh tật lại bắt đầu có sự thay đổi phức tạp.

"Tuy vậy, có một "đại đại dịch" khác đã tồn tại và đang phát triển mạnh đó là các bệnh không lây nhiễm bao gồm các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh ung thư, tâm thần… và đặc biệt nhất là các bệnh lý tim mạch. Bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế" - PGS.TS Phạm Mạnh Hùng nói.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Theo thống kê của Viện Tim Mạch Việt Nam qua các năm từ 2000 đến năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tăng khoảng 1% mỗi năm và đã chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp.

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

Bệnh tim mạch ngày càng trẻ hoá


Theo các chuyên gia, chúng ta vẫn nghĩ bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn, bệnh tim mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào và tuổi mới bị mắc cũng ngày càng trẻ hoá.

"Người trẻ cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Đó là gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình cũng như toàn xã hội. Ai cũng có thể mắc bệnh tim mạch, số lượng người mắc và tử vong tăng, cùng với đó là gánh nặng bệnh tật cũng như chi phí gia tăng… nếu chúng ta không chủ động phòng ngừa" - Viện trưởng Phạm Mạnh Hùng lưu ý.











Đi bộ cổ động vì sức khỏe trái tim với sự tham gia của hơn 2000 người tại TP Thái Bình sáng 16/9.

Các bệnh lý tim mạch chủ yếu có liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm yếu tố về gia đình, chủng tộc, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường… nhưng đặc biệt là các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống (lười vận động, thói quen có hại, hút thuốc lá, uống rượu quá mức, chế độ ăn uống không lành mạnh), ô nhiễm môi trường, căng thẳng (stress) và có cả sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan trong tiếp cận phòng – chữa bệnh.

Theo chuyên gia Viện Tim mạch Việt Nam, kinh nghiệm của các nước phát triển cũng như các thành tựu khoa học cho thấy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa và chữa được một cách chủ động. Với những hành động tưởng chừng như rất đơn giản như tuyên truyền, hướng dẫn mọi người không hút thuốc lá, ăn giảm mặn, không ăn nhiều mỡ động vật, hạn chế uống rượu bia, tập vận động thể lực mỗi ngày… có thể giúp chúng ta tránh được ít nhất 80% các ca tử vong sớm do bệnh tim mạch. Năm 2012, các nhà lãnh đạo thế giới cam kết tại Liên Hợp quốc quyết tâm giảm tỷ lệ tử vong toàn cầu do bệnh không lây nhiễm khoảng 25% vào năm 2025.

Lời khuyên cho một trái tim khỏe để không là nạn nhân của bệnh tim mạch


Kiểm soát cân nặng, giảm cân nặng (nếu thừa cân).Không hút thuốc lá, thuốc lào. Không ăn nhiều mỡ động vật.Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn) (dưới 6gr muối / ngày)Đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày.Hạn chế uống rượu bia.Tránh lo âu, căng thẳng, nên tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, vui vẻ.Kiểm tra thường xuyên số đo huyết áp của mình.Kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ khác (rối loạn đường máu, lipid máu…) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ đó.





Hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa và chữa được một cách chủ động.

Ngày Tim mạch Thế giới năm nay với chủ đề: "Hiểu về Trái tim mình bằng cả trái tim" (Use heart, know heart) là một chiến dịch toàn cầu trong đó nhấn mạnh mỗi người chúng ta hãy tự nhận thức và chăm sóc chính trái tim của mình là cách tốt nhất để giảm được các biến cố tim mạch.

Hướng ứng Ngày tim mạch Thế giới, Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam kết hợp với Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam, UBND tỉnh Thái Bình, Sở Y tế Thái Bình và Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động như: khám và phát hiện bệnh tim mạch, đái tháo đường miễn phí cho 400 người dân xã Sơn Hà, huyện Thái Thuỵ... Đồng thời trao tặng phần quà cho 10 gia đình có công với cách mạng.

Chương trình đi bộ cổ động vì sức khỏe trái tim với sự tham gia của khoảng hơn 2000 người nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như khuyến khích người dân tăng cường sức khỏe tim mạch thông qua các hoạt động thể chất.

Chương trình tọa đàm "Lắng nghe trái tim bạn" cho người dân với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ tim mạch đến từ Hội Tim mạch Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam cũng đã diễn ra nhằm truyền tải thông tin về căn bệnh nguy hiểm này đến với cộng đồng.




Viêm bao hoạt dịch, uống thuốc gì nhanh khỏi?


Sức Khỏe - Tôi chơi thể thao không may xảy ra chấn thương khớp gối, nên bị viêm bao hoạt dịch. Vậy tôi nên dùng thuốc gì để điều trị?


Trần Mạnh Thắng (Phú Thọ)Bao hoạt dịch nằm ở dưới các gân bám vào xương, giúp cho gân di động dễ dàng và không bị tổn thương khi co, duỗi. Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm không do nhiễm khuẩn, gây ra đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch do chấn thương khớp gối, khớp khủy tay thường có bao hoạt dịch nằm ngay dưới da nên nếu các khớp này bị chấn thương thì rất có thể làm bao hoạt dịch bị tổn thương và gây viêm.


viêm bao hoạt dịch


Để điều trị người bệnh cần điều chỉnh các hoạt động của mình và cho khớp nghỉ ngơi, các triệu chứng sẽ biến mất trong vài ngày hoặc đôi khi vài tuần. Có thể dùng thuốc chống viêm như aspirin hoặc ibuprofen để giảm khó chịu, giảm viêm đồng thời kết hợp với vật lý trị liệu cũng mang lại hiệu quả. Nếu viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng, có thể cần dẫn lưu bao hoạt dịch và điều trị bằng kháng sinh. Khi cơn đau dữ dội hoặc không cải thiện trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể tiêm thuốc corticosteroid trực tiếp vào khu vực đó. Tuy nhiên, việc tiêm steroid lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn có thể gây tổn hại và tránh tiêm steroid khi bị nhiễm trùng.Khi viêm bao hoạt dịch xảy ra nhiều lần trong cùng một khớp, bao hoạt dịch có thể được phẫu thuật cắt bỏ, mặc dù trường hợp này hiếm gặp. Phẫu thuật nếu bị nhiễm trùng nặng, dùng thuốc kháng sinh mà không khỏi.Cách tốt nhất để ngăn ngừa loại viêm bao hoạt dịch là tránh cử động khớp lặp đi lặp lại, đặc biệt nếu bạn thừa cân. Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ phát triển viêm bao hoạt dịch ở chân. Nếu tiếp tục chơi thể thao, cần sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ khớp gối tránh nguy cơ chấn thương.Trong trường hợp của bạn tốt nhất là đi khám để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.