Diệp Lục Và Những Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên Liên Quan, Những Lợi Ích Của Nước Diệp Lục Đối Với Sức Khỏe

Chlorophyll hay còn gọi là chất diệp lục là một chất được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất trong tự nhiên, được coi là nguồn gốc của sự sống. Thế nhưng những nghiên cứu chuyên sâu về Chlorophyll lại chỉ thực sự diễn ra cho mãi đến những năm đầu của thế kỷ 20. Chlorophyll đã đem về 2 giải Nobel hóa học cho những nghiên cứu xuất sắc vào năm 1915 và 1930.

Bạn đang xem: Diệp lục và những nguồn tài nguyên thiên nhiên liên quan

Chlorophyll (Diệp lục tố) là gì?

Chlorophyll hay còn gọi là chất diệp lục hoặc diệp lục tố, là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Chlorophyll là thành phần cực kỳ quan trọng của lá cây, chính nhờ có chlorophyll mà lá cây có được màu xanh lục đặc trưng của mình.

*
Chlorophyll – Chất Diệp lục

Vai trò của Chlorophyll

Vai trò của Chlorophyll đối với thực vật

Chlorophyll là chất giúp thực vật hấp thu năng lượng từ ánh sáng. Quá trình hấp thu năng lượng từ ánh sáng để chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng và dự trữ dưới dạng carbonhydrat (đường) gọi là quá trình quang hợp.

Chlorophyll có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất này. Nhờ có chlorophyll, quá trình quang hợp được thực hiện, tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.

Vai trò của Chlorophyll đối với con người

Để duy trì sự sống và có một cơ thể khỏe mạnh, con người buộc phải tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có chứa diệp lục. Cấu trúc phân tử của diệp lục tố tương tự như cấu trúc của Hemoglobin. Hemoglobin là các phân tử chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nó hấp thụ oxy khi máu đi qua phổi, đồng thời cung cấp oxy cho từng tế bào khi máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra khả năng chống thiếu máu của diệp lục, do nó kích hoạt enzyme, cung cấp quá trình tạo hemoglobin, tăng lượng máu. Ngoài ra, diệp lục còn có tác dụng lọc bỏ chất bẩn trong máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

Chlorophyll và giải Nobel hóa học năm 1915

Richard Willstätter- Nobel năm 1915 với nghiên cứu cấu trúc chlorophyll

Giải Nobel về hóa học năm 1915 được trao cho Richard Willstätter “cho nghiên cứu của mình về sắc tố thực vật, đặc biệt là chất diệp lục“

Bằng cách tinh chế chlorophyll một cách tinh khiết với số lượng lớn, Richard Willstätter đã giải mã được cấu trúc hóa học của chất diệp lục. Đó là một mạng lưới các nguyên tử carbon, hydro, ni tơ và ô xy xung quanh một nguyên tử Magie. Phát hiện này cũng là đầu mối để tập trung nghiên cứu Magie như là một chất dinh dưỡng thực vật.Trước khi có công trình nghiên cứu của  Richard Willstätter, các nhà khoa học đều nghĩ rằng mỗi loại lá cây đều có một loại diệp lục tố đặc trưng.  Richard Willstätter đã chỉ ra rằng, có 2 loại chlorophyll cơ bản, thứ nhất là loại màu xanh lá cây (blue- green)- chlorophyll typ a và loại thứ 2 có màu vàng- xanh (yellow- green)- chlorophyll typ b.

Chlorophyll và giải Nobel hóa học năm 1930

*
Han Fischer- giải Nobel Hóa học 1930 cho nghiên cứu cấu trúc hóa học Hem và chlorophyllGiải Nobel hóa học năm 1930 lại được trao cho một nhà khoa học người Đức khác, là Han Fischer, và cũng lại là một công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc của chlorophyll- diệp lục tố. Han Fischer được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu cấu trúc của Hemoglobin và chlorophyll, đặc biệt là sự tổng hợp hemoglobin. Hemoglobin là một sắc tố có màu đỏ, tạo nên màu đặc trưng cho máu người. Hemoglobin đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển o xy tới các tế bào trong cơ thể. Han Fischer đã nghiên cứu cấu trúc hóa học của hemoglobin và đã thực sự sửng sốt về sự tương đồng với chlorophyll. Sực khác nhau duy nhất, ở trung tâm của hem là nguyên tử sắt (Fe) còn ở chlorophyll là Magie (Mg). Phát hiện gây chấn động này mở đầu cho việc sử dụng chlorophyll để điều trị thiếu máu.

Chlorophyll, diệp lục tố với 2 giải Nobel đầu thế kỷ 20 đã thực sự gây sốt. Cơn sốt chlorophyll tạm lắng xuống trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sau phát minh ra kháng sinh penicillin. Thế nhưng tác dụng kỳ diệu của chlorophyll đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận và hiện nay đang được quan tâm trở lại.

Xem thêm: Mẹo Chữa Viêm Xoang Bằng Gừng Trị Viêm Xoang Có Hiệu Quả Không?

Nhà nghiên cứu về hồ - Tiến sĩ Benjamin Kraemer và các cộng sự của mình đã sử dụng các ảnh dữ liệu vệ sinh sẵn có thu thập được để tiến hành so sánh mức thay đổi nhiệt độ của 188 hồ lớn nhất trên thế giới từ năm 2002-2016.
Với sự hỗ trợ của các loại ảnh vệ tinh của 188 hồ trên toàn thế giới, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu sinh thái và thủy sản nội địa Leibniz, Đức đã chỉ ra những dấu hiệu của sự ấm lên của nước hồ qua màu sắc của chúng trên ảnh.
Nước hồ thường có màu xanh của các loài sinh vật thủy sinh trôi nổi phát triển mạnh và có xu hướng ngày càng xanh hơn khi nhiệt độ hồ ấm hơn thì các loài này phát triển mạnh hơn, nhiều hơn. Hồ màu xanh và trong khi có ít các loài sinh vật thủy sinh trôi nổi hay nói cách khác nhiệt đồ càng cao thì càng nhiều sinh vật thủy sinh trôi nổi trong nước.
Dựa trên những kinh nghiệm và các nghiên cứu trước, các nhà khoa học đã tính toán được sự tăng trưởng của toàn bộ sinh khối của các loài sinh vật trôi nổi trong những hồ lớn nhất thế giới. Trái ngược với điều kiện sinh thái của chúng, những năm ấm áp có liên quan đến sinh khối thực vật phù du ở hầu hết các hồ trên thế giới (68 % hồ). "Sự nóng lên có thể làm tăng hàm lượng thực vật phù du bằng cách mở rộng mùa hoặc giảm sự phong phú của các động vật ăn thực vật phù du”.
*
Ảnh vệ tinh chỉ ra bản đồ chất diệp lục toàn cầu. Màu xanh và màu xanh lá cây ở vùng có sinh khối sinh vật phù do thấp những vùng chấm đỏ hơn ở những vùng có sinh khối sinh vật phù du cao
Các hệ sinh thái hồ có mối liên quan chặt chẽ với nền kinh tế địa phương và khu vực thông qua các hoạt động giải trí, du lịch và thực phẩm cũng như nguồn nước uống, nước sinh hoạt. Sự thay đổi về sinh khối thực vật trong hồ, được điều hoà bởi khí hậu nóng lên sẽ làm thay đổi lượng sinh khối này. Từ đó, các nhà nghiên cứu sử dụng các ước tính dựa trên vệ tinh về nhiệt độ bề mặt hồ (LST) và nồng độ chất diệp lục (chlorophyll-a) trên bề mặt hồ thủy sinh (Chl-a, chất diệp lục được coi như là một chất đại diện cho sinh khối thực vật phù du) ở 188 hồ lớn nhất thế giới từ 2002-2016 để kiểm tra mối liên kết giữa chl-a và LST.
“Ngược lại với dự đoán sự thay đổi của sinh thái, chúng tôi thấy rằng LST và chl- đã được tăng lên từ 46% hồ (p
Rõ ràng sự nóng lên toàn cầu là nguồn gốc ảnh hưởng đến tương tác giữa các chất dinh dưỡng và sự sẵn có của nguồn tài nguyên thực vật phù du trong hồ, đồng thời có thể làm giảm bớt hoặc làm trầm trọng thêm sự rối loạn chuyển hoá trong các hồ nước ngọt, đặc biệt là các hồ lớn.
Trong các hồ có lượng thực vật phù du thấp, khi khí hậu ấm hơn có liên quan đến sự giảm đi hàm lượng thực vật phù du. Ở những hồ có sinh vật phù du ít, sẽ có sự phân tầng của các loài sinh vật phù du trong hồ, phần mặt nước ấm lên sẽ là những bẫy dinh dưỡng phía dưới tầng nước mặt của hồ. Việc này sẽ tạo ra nguồn chất dinh dưỡng trong hồ làm nguồn thức ăn cho các loài sinh vật ăn thực vật phù du đồng thời sẽ làm cho nước hồ trở nên trong sạch hơn khi nhiệt độ ấm lên hoặc trong những năm ấm áp. Tuy nhiên, có vẻ như những sự thay đổi tốt hơn lúc ban đầu này sẽ khiến các nhà quản lý hồ có những hiểu biết và thách thức thực sự về tiềm năng thủy sản của các hồ họ quản lý.
Đối với những hồ có phong phú về thực vật phù du, vào những năm ấm áp cần có những hành động để làm giảm các mối liên hệ dinh dưỡng để duy trì chất lượng nước của hồ khi ấm lên. Điều quan trọng là đưa ra những biện pháp thích ứng và ngăn ngừa sự gia tăng chất dinh dưỡng và sinh vật phù du trong hồ khi khí hậu ấm hơn.
Thực tế, toàn bộ diện tích hồ nước ngọt chiếm lượng nhỏ so với diện tích nước bề mặt trái đất nhưng sự hiểu biết và có giải pháp để phản ứng với sự nóng lên là rất quan trọng trong quá trình phát triển và quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, ảnh hưởng của các hồ nhỏ đang có xu hướng ngày một nhiều hơn do biến đổi khí hậu so với các hồ lớn.
*
*
*

*

*
*
*
*

*
*
*
*
*

*
Đang truy cập : 103

Máy chủ tìm kiếm : 27

Khách viếng thăm : 76

*
Hôm nay : 8916

*
Tháng hiện tại : 936399

*
Tổng lượt truy cập : 50423534


*

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.