CÂY DIỆP LỤC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH SẢN CÂY TRỒNG

Nhờ có khả năng và quá trình quang hợp, thực vật có khả năng tạo cho chúng các chất dinh dưỡng từ nhửng hợp chất vô cơ đơn giản để chuyển hoá thành những phần tử phực tạp nuôi dưỡng cơ thể chúng. Quá trình này sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục và thực vật còn đặc trưng bởi có vách tế bào bằng Xenluloza, không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường kéo dài và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.

Bạn đang xem: Diệp lục và tác động của nó đến quá trình sinh sản cây trồng


Trong tự nhiên có một số loài thực vật kỳ lạ như một ngoại lệ và là một phần không thể tách rời trong các khu rừng nhiệt đới, Á nhiệt đới Việt Nam. Những loài này không có chất diệp lục trên cơ thể chúng mà sống nhờ vào dinh dưỡng từ các chất hữu cơ phân huỷ từ sinh vật khác hoặc từ mô chết. Quá trình này phát triển hết sức chậm chạp trong tiến trình sự sống của chúng nhằm tích luỹ dưỡng chất để tập trung cho quá trình phát hoa. Hầu hết các loài thực vật này sống ở các vùng núi cao, là những loài thuốc quí trong dân gian. Tuy nhiên số lượng loài rất hiếm gặp đối với ngay cả những nhà nghiên cứu về thực vật. Một số loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.1. Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora
Trên đỉnh Mẫu Sơn - Cao Bằng, ở độ cao 1600m so với mặt biển loài thực vật Balanophora laxiflora đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam đang khoe sắc trong cái lạnh cuối thu và như báo hiệu những cơn gió mùa Đông bắc sẽ tràn về. Có thể bạn chưa một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài thực vật ký sinh này Cây ký sinh trên rễ, màu nâu đỏ, không có diệp lục, cao 10 - 20cm. Củ hình trứng, đường kính 2 - 2,5cm, bề mặt sần sùi và có mụn hình sao nổi rõ. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 5 - 10 lá dạng vảy ở phần gốc. với cụm hoa đơn tính, khác gốc, họp thành cụm hoa dạng bông nạc. Hoa cái không có bao hoa, mọc ở quanh chân của vảy bảo vệ, vảy hình trứng lõm ở đỉnh, 1 vòi nhụy. Khi loài thực vật quí hiếm này phát hoa và chỉ khi có hoa mới rễ phát hiện còn thời gian sinh trưởng của chúng nằm sâu dưới lớp thảm mục thực vật và ký sinh vào những rễ các loài thực vật khác bị chết. Với khả năng sinh sản vô tính (tái sinh bằng cách đẻ nhánh) chúng có thể tạo thành những đám hoa rất lớn rực rỡ sắc màu.Vào khoảng thời gian tháng 10- 11 là lúc loài này phát hoa, mọc rải rác trong rừng cây lá rộng, trên núi đá, nơi ẩm, ở độ cao 600 - 2300 m. Mới chỉ gặp ở vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, và Kon Tum (núi Ngọc Pan), Mẫu Sơn - Cao Bằng. Đây là nguồn gen qúy hiếm và rất độc đáo, cây còn được dùng làm thuốc. Hiện nay chúng là loài bị săn tìm ráo riết để phục vụ cho những bài thuốc tăng cường sinh lực cho các quí ông và nếu những cánh rừng đầu nguồn biến mất thì hệ luỵ kéo theo sự tuyệt chủng của loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam này.Dó đất hoa thưa Balanophora laxiflora - Ảnh: Phùng Mỹ Trung2. Đầu chuỳ Rhopalocnemis phalloides Trong các loài thực vật ký sinh thì loài cây Đầu chuỳ Rhopalocnemis phalloides thực sự mang đến cho bạn những điều kỳ thú đáng để chiêm ngưỡng. Loài cây ký sinh trên rễ này hoàn toàn không có lá và không có diệp lục, cao 15 - 25cm. Thân mập., dạng củ, màu vàng đậm hoặc vàng nâu. Hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, họp thành cụm hoa dạng bông nạc, nếu cây cùng gốc thì hoa cái tập trung ở phía dưới còn hoa đực ở đỉnh cụm hoa. Các hoa được bảo vệ bởi những vảy dạng tán nhiều cạnh. Hoa đực có bao hoa dạng ống, ở đỉnh rách không đều hoặc xẻ thành 4 thùy, nhị hợp thành khối phấn hình đầu. Hoa cái có bao hoa dính ở đầu và tạo thành 2 mào ở phía đỉnh, bầu hình trứng, 2 vòi rời nhau từ gốc. Đây là loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam vì nó là nguồn gen qúy, hiếm, đại diện duy nhất của chi, Rhopalocnemis đơn loài ở nước ta, rất độc đáo về mặt hình thái học. Hiện tại loài này được xếp vào mức độ đe dọa: Bậc R. Do sự phân bố của nó rải rác trong rừng và ở độ cao từ 1500m trở lên nên khi rừng bị khai thác loài này rất dễ bị tuyệt chủng do bị mất môi trường sống. Hãy cảm nhận về loài thực vật kỳ lạ, độc đáo này ở Việt Nam và chung tay bảo vệ những cánh rừng nơi nó tồn tại để cho thế hệ tương lai của chúng ta còn có cơ hội hiểu biết và nghiên cứu sâu về các dược tính của chúng.Loài này được các nhà nghiên cứu phát hiện ọc rải rác trong rừng (ký sinh trên rễ) cây lá rộng, ở độ cao khoảng 1.000 - 2.000 m ở Kontum (dãy núi Ngọc Pan), Lâm Đồng (dãy núi Bì Đúp). Gia Lai (núi Konkakinh) và cũng là nguồn gen qúy, hiếm. Đại diện duy nhất của chi, Rhopalocnemis đơn loài, rất độc đáo về mặt hình thái học. Do là loài quí hiếm nên đã được đưa vào sách đỏ Việt nam. Cây mọc rải rác trong rừng, khi rừng bị khai thác loài này rất dễ bị tuyệt chủng do bị mất môi trường sống.Đầu chuỳ Rhopalocnemis phalloides - Ảnh: Phùng Mỹ Trung3. Dó đất nấm Balanophora fungosa
Trong các loài thực vật thuộc họ dương đài Balanophoraceae thì Dó đất nấm Balanopphora fungosa có vùng phân bố rộng khắp từ Ấn Độ, Đông Dương đến đảo Hải Nam, bán đảo Malaixia, đảo Sumatra (Inđônêxia), vài đảo ở Thái Bình Dương và Ôxtrâylia. Ở nước ta có gặp từ Hà Tây tới An Giang. Đây là loài mọc phổ biến trong rừng thường xanh, ở độ cao (150) 500 - 2.600. Ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng 11 - 4, sống ký sinh trên rễ các loài cây thân gỗ, cả cây gỗ và dây leo, như rễ củ nhiều loài cây của các chi Cissus, Tetrastirma thuộc họ nho và nhiều loại cây họ Đậu Fabaceae.Cây sống ký sinh ở trên rễ cây khác; thân thoái hóa thành một củ có nhiều dạng khác nhau, thường gồm nhiều thùy. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dài, trục hoa ở gốc, có một ít lá; bao hoa 4 - 7 thùy; nhị có 4 - 7 bao phấn. Cụm hoa cái ngắn, hoa không có bao hoa và chỉ có những khối hình trứng có chân và kéo dài bằng một sợi mảnh.Đồng bào dân tộc ở Ninh Thuận thường dùng cây sắc nước uống làm thuốc trị bệnh đau bụng và đau toàn thân. Có người dùng nó như vị tỏa dương làm thuốc ngâm rượu bổ tinh, cường tráng mạnh gân cốt.Dó đất nấm Balanophora fungosa - Ảnh: Phùng Mỹ Trung4. Dó đất đài rộng Balanophora latisepala
Dãy núi Minh Đạm thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu với bạt ngàn các loài sinh vật tồn tại chỉ còn là trong ký ức của nhiều thập kỷ trước đây đối với người dân sống quanh vùng núi này. Giờ đây chúng chỉ còn trơ trọi những tảng đá mẹ bạc phếch cùng năm tháng và những lùm cây bụi lúp xúp bao quanh. Mặc dù sự tàn phá của con người như muốn tuyệt diệt các loài sinh vật đã được tạo hóa ban tăng cho thiên nhiên nơi đây. Nhưng đâu đó trong các hang sâu, kẽ đá loài Dó đất đài rộng Balanophora latisepala vẫn tồn tại và phát triển trong các vách đá ẩm ướt, thiếu sáng. Loài thực vật ký sinh không thân, có củ cứng, mặt nhăn nhúm, có mụn hình sao. Cụm hoa cái hình đầu tròn, màu nâu đỏ, cuống ngắn. Hoa cái giữa các lá bắc hình dùi. Cụm hoa đực cao 7 - 8cm, hoa có cuống, nhị do 10 - 12 bao phấn. Thường ký sinh trên rễ của nhiều cây gỗ và dây leo như các loài thực vật họ cỏ Poaceae, và một số loài cây gỗ lớn như Bồ đề, Trôm, Đa, Si .... Những bông hoa màu trắng và không có diệp lục này thường khoe sắc vào tháng 8 đến tháng 10 để tô điểm cho vùng đất thấm đẫm xương, máu các anh hùgn cách mạng. Tuy nhiên hiện nay chúng đang bị khai thác đến cạn kiệt cho nhu cầu làm thuốc và rất có thể một lần nữa những cá thể thực vật cuối cùng sẽ tuyệt chủng bởi bàn tay con người chúng ta.Dó đất đài rộng Balanophora latisepala - Ảnh: Phùng Mỹ Trung5. Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis
Đây là loài đặc hữu hẹp của miền Bắc Việt Nam, lần đầu tiên loài này được các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Bân phát hiện ở khu vực Bống thuộc vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình năm 1995. Với chiếc củ sần sùi, không có mụn hình sao. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 6 - 10 lá dạng vảy, phiến lá hình mũi mác, dài 1,5 - 2cm, rộng 1 - 1,5cm. Hoa đơn tính, khác gốc, hợp thành bông nạc; cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình đầu. Hoa đực không có cuống rõ, bao hoa gồm 3 mảnh đều nhau. khối phấn bị ép ngang. Hoa cái mọc ở xung quanh chân vảy bảo vệ; vảy hình trứng cụt đầu. Hiện nay loài này được đưa vào sách đỏ Việt Nam.Dó đất cúc phương Balanophora cucphuongensis - Ảnh: Nguyển Anh Tuấn

Mỗi học sinh kẻ bảng trên vào vở, ghi kết quả quan sát được vào các ô tương ứng và rút ra nhận xét về độ tan của các sắc tố trong dung môi (nước và cồn); mẫu thực vật nào có sắc tố gì; vai trò của lá xanh và các loài rau quả trong dinh dưỡng của con người.Bạn đang xem: Cây diệp lục và cơ chế sinh sản của nó

Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm trước lớp. 

Thu hoạch


*

 

- Các sắc tố hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ (cồn) và hòa tan kém hơn trong nước.

- Mẫu thực vật có màu gì thì sắc tố chiết ra từ mẫu thực vật đó có màu tương đương.

- Lá xanh là cơ quan quang hợp chủ yếu ở cây, nó giúp điều hòa khí hậu, làm xanh, sạch môi trường. Các loại rau, củ là nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Loigiaihay.com


*

*

*

*

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Sai chính tả

Giải khó hiểu

Giải sai

Lỗi khác

Hãy viết chi tiết giúp Loigiaihay.com

Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?

Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!


Đăng ký để nhận lời giải hay và tài liệu miễn phí

Cho phép loigiaihay.com gửi các thông báo đến bạn để nhận được các lời giải hay cũng như tài liệu miễn phí.


(SGTT) – Với những lời quảng cáo có cánh, đánh trúng tâm lý của người dùng muốn làm đẹp, nước diệp lục đang là mặt hàng được săn đón nồng nhiệt trên các trang bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chưa có đủ bằng chứng khoa học nào xác thực về tác dụng thực sự của sản phẩm này đối với sức khỏe và làn da.

Nước diệp lục được rao bán nhan nhản trên mạng xã hội


Bài đăng rao bán nước diệp lục trên mạng xã hội facebook. Ảnh: Minh Thảo

Gần một tháng trở lại đây, các video được gắn hashtag #chlorophyllwater (nước diệp lục) thu về hơn 134 triệu lượt xem trên ứng dụng Tik
Tok. Hashtag này cũng trở thành xu hướng trên Instagram, Facebook… với hàng trăm nghìn lượt tìm kiếm và bài đăng quảng cáo.


Nước diệp lục được nhiều shop rao bán trên trang thương mại điện tử shoppe. Ảnh: Minh Thảo

Trong các video giới thiệu sản phẩm, người quay sử dụng một loại chất lỏng – nước diệp lục, sau đó hòa tan với nước để uống. Các cảnh quay thực hiện cho thấy sự hồi sinh của làn da sau khi uống loại nước này, thay vì bôi hoặc uống dưới dạng viên nén.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 1: nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán


Những quảng cáo về công dụng của nước diệp lục. Ảnh: Minh Thảo

Tại thị trường Việt Nam, nước diệp lục cũng bỗng trở thành “thần dược” với nhan nhản những bài quảng cáo trên các chợ mạng, có tác dụng như phòng chống ung thư, ngăn ngừa lão hóa, loại bỏ vết thâm sạm trên da, thải độc tố, tăng cường chức năng miễn dịch… Loại mặt hàng này được rao bán gắn mác hàng xách tay và có giá khá cao. Liệu nước diệp lục có nhiều công dụng thần kỳ như những lời quảng cáo?

Lợi ích của chất diệp lục trong cơ thể

Theo The Healthy, Tiến sĩ Niket Sonpal, bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa của Trường Đại học Y Touro tại New York cho biết chất diệp lục có thể có lợi ích chăm sóc da: giảm viêm, sạch mụn…

Về mặt dinh dưỡng, chất diệp lục có trong nhiều loại rau xanh phổ biến như: măng tây, cải bắp, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, cỏ lúa mì, rau bina… Việc ăn nhiều rau xanh có chứa chất diệp lục làm giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì…

Tác dụng của nước diệp lục vẫn chưa được xác thực 

Hiện nay, nước diệp lục vẫn chưa được kết luận là an toàn trong các nghiên cứu về lợi ích thực sự của nó. Nhiều ý kiến hoài nghi được đưa ra khi đánh giá sản phẩm này.


Nước diệp lục sau khi được hòa tan để uống. Ảnh: Stacey, Thesmilingut

Theo thông tin từ trang Huffpost, loại nước diệp lục đang được quảng cáo rầm rộ hiện nay không phải là nước ép từ lá hay rau xanh mà chỉ đơn giản là một chất tổng hợp. Sản phẩm nhân tạo này được tạo thành từ hỗn hợp bán tổng hợp chlorophyll bao gồm: nước, muối, đồng natri được chiết xuất từ diệp lục tự nhiên.

Hơn nữa trong bài viết, bác sĩ da liễu Hadley King tại New York nói: “Một số thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng chất diệp lục ở dạng có đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn và giảm mụn trứng cá. Thế nhưng, việc bổ sung bằng cách uống chất này thì chúng tôi chưa có dữ liệu về chất diệp lục sẽ cải thiện mụn trứng cá”.

Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2018 trên Tạp chí Da liễu quốc tế cho thấy, trong vòng 8 tuần, 24 phụ nữ bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình đã tiến hành liệu trình gồm: sữa rửa mặt, kem trị mụn với 2% axit salicylic và gel tái cân bằng – một phiên bản của chất diệp lục gọi là phức hợp natri đồng chlorophyll.

Phương pháp này được thực hiện 2 lần/ngày. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, chế độ chăm sóc này giúp cải thiện kích thước lỗ chân lông, làn da sáng, mịn màng hơn và giảm các tổn thương do mụn trứng cá gây ra. Tuy nhiên vẫn chưa rõ chất diệp lục chiếm bao nhiêu phần trăm so với axit salicylic trong liệu trình điều trị.

Khuyến cáo và cách bổ sung diệp lục từ thiên nhiên

Theo The Healthy, Tiến sĩ Sonpal khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên uống loại sản phẩm này. Người bình thường nếu lạm dụng quá mức chất diệp lục có nguy cơ tiêu chảy, nôn mửa, tăng khả năng bị phát ban khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Cũng trong bài viết về nước diệp lục trên The Healthy, Giáo sư tâm lý học Andrew Shtulman của Trường Đại học Occidental, Mỹ cho hay: “Quảng cáo nước diệp lục dường như đánh vào trực giác của người dùng với loại nước có nguồn gốc từ thực vật, tinh khiết. Các phương tiện truyền thông đang cường điệu hóa những gì sản phẩm này đang có”.


Lựa chọn nhiều loại rau xanh, rong biển… cho chế độ ăn hàng ngày giúp làm tăng hàm lượng chất diệp lục cho cơ thể. Ảnh: Minh Thảo

Thay vì tốn tiền vào trào lưu uống nước diệp lục – sản phẩm chưa có cơ sở khoa học, chưa có ghi nhận lâm sàng, mọi người nên bổ sung chất này từ những nguồn tự nhiên như: ăn nhiều rau xanh, rong biển, uống nước ép trái cây… Đồng thời, bạn nên tự vạch ra một chế độ ăn uống khoa học cho bản thân, không chỉ làm tăng hàm lượng diệp lục mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.