KHÔNG DÙNG THUỐC TRỊ ĐỘNG KINH CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI - SỰ THỰC VỀ MIẾNG DÁN THẢI ĐỘC

Không dùng thuốc trị động kinh cho trẻ dưới 5 tuổi


Bạn đang xem: Không dùng thuốc trị động kinh cho trẻ dưới 5 tuổi - Sự thực về miếng dán thải độc

Sức Khỏe - Mới đây, Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế Pháp (ANSM) đã thông báo cập nhật cảnh báo về liều dùng của thuốc trị động kinh prodilantin 75mg/ml.





Khi trẻ bị co giật cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.


Khi trẻ bị co giật cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Cụ thể, prodilantin là sản phẩm chứa 75mg/ml fosphenytoin natri (tương đương với 50mg/ml phenytoin natri) ở dạng dung dịch pha tiêm/truyền và được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi trong điều trị: cơn động kinh co cứng - co giật (động kinh cơn lớn), phòng và điều trị cơn co giật sau phẫu thuật thần kinh và/hoặc chấn thương sọ não. Tuy nhiên, năm 2017, ANSM nhận được một loạt báo cáo ca ghi nhận việc sử dụng off-label (không đúng chỉ định trên nhãn) và có trường hợp tử vong do sử dụng quá liều prodilantin ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân là do sử dụng liều cao, tốc độ truyền quá nhanh, khoảng cách quá ngắn giữa liều nạp và liều duy trì, không quy đổi liều mg từ fosphenytoin sang phenytoin và nhầm tổng lượng thuốc trong ống với hàm lượng thuốc (có trường hợp sử dụng cả ống 500mg vì tưởng nhầm chỉ chứa 50mg).

Vì vậy trong thông báo mới này, hãng đã cập nhật thêm cảnh báo “không sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi”, “Mỗi ống 10ml fosphenytoin chứa lượng tương đương là 500mg phenytoin natri” và “Fosphenytoin phải được kê quy đổi sang liều tương đương với phenytoin natri”; kèm theo đó là bảng và công thức tính liều dùng, thời gian truyền phù hợp cho từng đối tượng (người lớn và trẻ trên 5 tuổi). Động thái này nhằm giảm thiểu các nguy cơ sai sót trong dùng thuốc, đặc biệt đối với các trường hợp khẩn cấp.







Sự thực về miếng dán thải độc


Xem thêm: Viên nén sủi bọt vitamin c stella 1g trị chảy máu do thiếu, vitamin c stella 1g (10 viên/tube)

Sức Khỏe - Tôi 50 tuổi, thường xuyên mệt mỏi, da sạm nám. Có người bắt mạch cho tôi nói là trong người nhiều độc tố, phải thải độc. Thấy trên mạng rao bán miếng dán thải độc từ thảo dược dán ở gan bàn chân, xin hỏi tôi có thể mua dùng không và thực hư về miếng thải độc này là gì?


Lê Hồng Hà (TP.Hồ Chí Minh)Với người Việt Nam, việc sử dụng các giải pháp bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược “bôi, xoa, uống, dán” luôn được ưu tiên vì mặc nhiên được xem như “ít có hại”, nhất là khi trên mạng xã hội rất dễ dàng tìm thấy sản phẩm “miếng hút giải độc” được rao bán tràn lan với công năng kỳ diệu. Loại miếng dán này được người bán hướng dẫn dán vào lòng bàn chân rồi yên tâm đi ngủ, sáng dậy lột ra thấy chất màu đen và dịch nhớt bám trên miếng dán chính là “độc tố” được hút ra...





Nhưng với y học hiện đại hay y học cổ truyền, thì bất cứ chỗ nào trên cơ thể cũng không thể dùng miếng dán hoặc xoa bóp mà có thể hút chất độc ra khỏi cơ thể được. Vậy tại sao lại có màu đen và dịch nhầy (khiến người dùng tin đó là độc tố) sau khi dán miếng dán qua đêm? Thực chất đó là phản ứng hóa học của miếng dán khi gặp độ ẩm. Nếu miếng dán lột ra để lâu không sử dụng vẫn đen vì nó gặp độ ẩm trong không khí. Xem trên bao bì sản phẩm sẽ thấy thành phần miếng dán được ghi là: dấm gỗ, dextrin, chitosan, tourmaline, bột ngọc trai, silica và axit glycolic... Trong đó silica là cát, còn dextrin và chitosan chính là chất biến thành nhớt nhớt, sền sệt khi lột ra do độ ẩm từ mồ hôi của cơ thể. Riêng axit glycolic là loại axit mạnh có độ hòa tan cao thường xuất hiện trong các sản phẩm tẩy da chết với liều lượng nghiêm ngặt, vì đây là một chất cực kỳ độc hại nếu quá liều lượng. Trên thực tế một số bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca dán miếng thải độc, sáng hôm sau gan bàn chân bị phỏng và da bị lột theo miếng dán.Cho đến nay, Bộ Y tế chưa cấp phép cho bất kỳ sản phẩm miếng dán giải độc nào, đồng nghĩa với việc các miếng dán thải độc trên thị trường là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, cho dù nó được quảng cáo “xách tay” mang về từ các quốc gia có nền y học tiên tiến.







Có nên tập thể dục sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19?


Sức Khỏe - Sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, nhiều người băn khoăn liệu có nên tiếp tục tập thể dục hay không? Liệu các phản ứng phụ sau tiêm có làm ảnh hưởng đến quá trình luyện tập?


Tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19 thường nhẹBạn có đủ khỏe để tập thể dục sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 hay không tùy thuộc vào tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau, đỏ và sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt và buồn nôn.CDC cho hay, không thể dự đoán chính xác cơ thể bạn sẽ phản ứng với vắc-xin như thế nào. Mỗi người có phản ứng khác nhau, nhưng nói chung, những người trẻ tuổi có xu hướng gặp các tác dụng phụ hơn. Điều đó có thể là do hệ miễn dịch của họ có xu hướng phản ứng với vắc-xin mạnh mẽ hơn so với người lớn tuổi. Bạn có thể gặp các tác dụng phụ dữ dội hơn sau khi tiêm liều thứ 2 của vắc-xin Pfizer-BioNTech và Moderna so với liều đầu tiên.Những tác dụng phụ này thường bắt đầu 1 hoặc 2 ngày sau khi tiêm và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày, trong đó có tập luyện. Nhưng đó không hẳn là một điều xấu. Những tác dụng phụ đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang đáp ứng với vắc-xin. Các tác dụng phụ sẽ biến mất trong vài ngày và sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến thói quen của bạn.BS. Humberto Choi, Khoa phổi tại Cleveland Clinic, nơi điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cho biết, những tác dụng phụ thông thường này có thể gây khó chịu nhưng thường rất nhẹ so với triệu chứng bệnh mà COVID-19 có thể gây ra.


 tiêm chủng vắc-xin COVID-19


Các tác dụng phụ sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19 thường là nhẹ.

Có nên thực hiện hoạt động thể chất sau khi tiêm?


Các chuyên gia khẳng định, việc tập thể dục sau khi tiêm vắc-xin không có gì nguy hiểm, ngay cả khi bạn có một số tác dụng phụ khó chịu như đau nhức cơ hoặc sốt nhẹ. Rủi ro duy nhất của việc tập thể dục sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 là một số tác dụng phụ có thể làm giảm chất lượng tập luyện. Đồng thời, không có bằng chứng nào cho thấy việc tập thể dục trước hoặc ngay sau khi tiêm vắc-xin sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.Các chuyên gia khuyên, nếu sau khi tiêm vắc-xin, bạn cảm thấy không đủ sức khỏe để tập thể dục, hãy dành một ngày nghỉ ngơi. Tùy thuộc vào mức độ tác dụng phụ, bạn có thể chọn một bài tập nhẹ nhàng. Ví dụ, nếu cánh tay bị đau nhức nhưng phần còn lại của cơ thể bình thường, bạn có thể đổi bài tập thể lực toàn thân sang tập ở chân và thân mình. Nếu cảm thấy hơi uể oải nhưng vẫn muốn vận động, bạn có thể đi bộ một quãng dài thay cho bài tập HIIT.CDC cho biết, có thể giảm bớt mức độ tác dụng phụ của vắc-xin bằng cách dùng ibuprofen, acetaminophen, aspirin hoặc thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc khiến bạn cảm thấy tốt hơn thì hãy tập thể dục. Ngoài ra, nếu có thể kiểm soát các tác dụng phụ mà không cần dùng thuốc, hoặc không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn có thể thoải mái tập luyện như bình thường.Mặt khác, nếu bạn gặp sốt rất cao, cực kỳ mệt mỏi, đau cơ, ớn lạnh, phát ban hoặc đau tại chỗ tiêm nặng hơn sau 24 giờ, các tác dụng phụ không biến mất sau một vài ngày tiêm vắc-xin... hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được có hướng xử trí kịp thời.Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, ngay cả khi bạn đã được tiêm chủng đầy đủ, điều quan trọng vẫn là duy trì các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cộng đồng cơ bản như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và sát khuẩn tay.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.