Cung cấp cây sương sáo mua ở đâu ? tác dụng gì? cách nấu lá cây tươi, khô?

▪️ Tên gọi khác: Thạch đen ( theo phương ngữ miền Bắc ), thủy cẩm Trung Quốc, xiān cǎo ( 仙草, “tiên thảo” ), xiānrén cǎo ( 仙人草, “tiên nhân thảo” ), xiān cǎo jiù ( 仙草舅, “tiên thảo cữu” ), liángfěn cǎo ( 涼粉草 ) theo tiếng Quan Thoại; sian-chháu ( 仙草, “tiên thảo” ) theo tiếng Mân Nam Đài Loan; leung vui cho ( 涼粉草, “lương phấn thảo” ) trong tiếng Quảng Đông; หญ้า เฉาก๊วย ( Thái Lan ), …

▪️ Tên tiếng Anh: Chinese mesona, …

▪️ Loại cây: Rau làm thạch.

Bạn đang xem: Cây sương sáo mua ở đâu

▪️ Danh pháp khoa học: Platostoma palustre (Blume) A.J.Paton. < WFO > < KEW.POWO > < WIKI > < IPNI >

▪️ Họ thực vật: Hoa môi ( Lamiaceae ).

▪️ Sử dụng: Xem nội dung bài viết.


còn 952 hàng


Số lượng
Thêm vào giỏ hàng Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi

A. Hình ảnh cây sương sáo

*
Hình ảnh cây sương sáo

B. Phân loại và gọi tên

Tên thường gọiSương sáo ( theo phương ngữ miền Nam )
Tên gọi khác trong Tiếng ViệtThạch đen ( theo phương ngữ miền Bắc ), thủy cẩm Trung Quốc
Tên Tiếng AnhChinese mesona
Tên gọi khác tại một số quốc gia, lãnh thổ, khu vực, dân tộc, bộ lạc, …Xiān cǎo ( 仙草, “tiên thảo” ), xiānrén cǎo ( 仙人草, “tiên nhân thảo” ), xiān cǎo jiù ( 仙草舅, “tiên thảo cữu” ), liángfěn cǎo ( 涼粉草 ) theo tiếng Quan Thoại;

Sian-chháu ( 仙草, “tiên thảo” ) theo tiếng Mân Nam Đài Loan;

Leung vui cho ( 涼粉草, “lương phấn thảo” ) trong tiếng Quảng Đông;

หญ้า เฉาก๊วย ( Thái Lan );

Danh pháp khoa học ( hiện tại )Platostoma palustre (Blume) A.J.Paton
Danh pháp đồng nghĩaGeniosporum parviflorum Benth
Mesona chinensis Benth
Mesona elegans Hayata
Bộ thực vậtHoa môi ( Lamiales )
Họ thực vậtHoa môi ( Lamiaceae )
Chi thực vậtPlatostoma

Loài này được Carl Ludwig Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1826 dưới danh pháp Mesona palustris. Năm 1997, A. J. Paton chuyển nó sang chi Platostoma. Cây mọc mạnh tại các khu vực Đông Á như đông nam Trung Quốc, Đài Loan, trên những vùng đất cỏ, đất cát và đất khô.

C. Đặc điểm thực vật

Cây thảo hằng năm cao 15 – 45 cm hay hơn, ít phân nhánh, có lông thô rậm. Lá cây sương sáo mọc đối, nguyên, dày, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2 – 4(6) cm; rộng 1 – 1,5 cm; mép có răng; cuống dài 0,8 – 2 cm. Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, kéo dài ra và dài tới 10(13) cm có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông; đài có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím. Quả bế nhẵn, thuôn; dài 0,7 mm.

*
P. palustre ( Lamiaceae )
*
Ruộng trồng sương sáo tại Nhật Bản

D. Thông tin thêm

1. Cây sương sáo mọc ở đâu ?

Được biết đây là loài của Nam Trung Quốc. Ở nước ta có trồng ở một số nơi như Bảo Lộc ( Lâm Đồng ), Sa Đéc ( Đồng Tháp ), Châu Đốc ( An Giang ). 

2. Khai thác và chế biến

Khai thác sương sáo như sương sâm, nhưng lá sương sáo chỉ chế biến được sau khi phơi khô. Thân và lá sương sáo được thu hoạch ( phơi khô để tồn trữ ), xay nát, nấu trong nước, lược và thêm bột ( sắn, gạo ). Sản phẩm để nguội sẽ đông lại, có màu đen tuyền được ăn với nước đường và tinh dầu ( thường là tinh dầu chuối được tổng hợp ).

3. Thành phần hóa học

Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể.

Trích “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ cây thạch đen tỉnh Cao Bằng thành hàng hóa” của TS Nguyễn Năng Nhượng

Qua phân tích cho thấy, thạch đen có tổng hàm lượng Polyphenol tổng, hàm lượng tanin và pectin chiếm trên 50%. Tanin và phenolic là nhóm chất quan trọng quyết định chất lượng thạch. Tanin có tính chất của vitamin P và làm tăng đáng kể tính dãn nở của mạch máu, tanin thạch còn có tác dụng như chất chống oxy hoá, bảo vệ vitamin C, giảm cholesterol trong máu.

Trong lá và cây thạch đen có các chất như nước, hydratcacbon, protein, polyphenol tổng. Qua phân tích cho thấy thành phần hoá học trong lá thạch đen tốt hơn trong thân cây thạch.

5. Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể.

*
P. palustre ( Lamiaceae )
*
P. palustre ( Lamiaceae )
*
Thạch sương sáo

E. Cây sương sáo có tác dụng gì ?

Sương sáo có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải thử; hay được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, viêm khớp cấp, viêm thận, huyết áp cao, đái đường. Liều dùng 30 – 60 gram, dạng thuốc sắc. Nhân dân miền Nam hay dùng thân và lá sương sáo say thành bột, thêm nước nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột sắn hay bột gạo vào, nấu cho sôi lại, để nguội được một thứ keo đặc nhưng mềm, màu đen gọi là lương phấn để cho mau đông và giòn; có khi người ta nấu còn thêm ít nước tro.

F. Cây sương sáo mua ở đâu uy tín chất lượng ?

gmail.com để nhận được hỗ trợ.

Địa chỉ vườn ươm: Ngách 68/45 ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, phường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Hà Nội;

Quy cách giống tại vườn: Cây trong bầu ươm;

Phương thức vận chuyển:

+ Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải.

+ Cây giống được đóng gói cẩn thận vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.

Hướng Dẫn Thanh Toán

+ Quý khách đến thăm quan, mua cây sương sáo tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.

+ Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua tài khoản ngân hàng:

⇒ Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Khuyên.

Ngoài cung cấp cây giống cây sương sáo tại Hà Nội chúng tôi còn cung cấp cây giống tại 63 tỉnh thành cả nước: Hải phòng, Bắc giang, Nam định, Hồ Chí Minh, Bình dương, Đà lạt, Phú yên, Nha trang, Vũng Tàu, …

Tài liệu tham khảo

Sương sáo – Wikipedia Tiếng Việt;Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ cây thạch đen tỉnh Cao Bằng thành hàng hóa;Platostoma palustre – Wikipedia Tiếng Anh;Sương sáo – thaythuoccuaban.com;

Tìm kiếm liên quan

Nước sương sáoThạch sương sáo là gìBột sương sáoChè sương sáoNấu sương sáoCây sương sáo khôBịt sương sáoCây sương sáo mọc ở đâu

Sản phẩm liên quan: Bán tự cảnh

Hẳn ai ở Nam Bộ cũng đã nghe câu rao quá đỗi quen thuộc: “Ai sương sáo bánh lọt hôn?”, sương sáo là món ăn chơi cực kì ngon miệng và bổ dưỡng. Cây sương sáo chính là nguyên liệu được sử dụng để nấu ra thạch sương sáo. Tuy nhiên ít ai biết cây thuốc này có nhiều công dụng chữa trị bệnh rất hữu ích.

Vậy cây sương sáo là gì? Có tác dụng trị bệnh gì? Cách nấu lá sương sáo tươi, khô như thế nào? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng bachnghehcm.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây.

*

Cây sương sáo là cây gì?

Cây sương sáo còn được biết đến với cái tên gọi khác như dây sương sáo, cây thạch đen, cây thủy cẩm,… Đồng hành với sương sâm còn có sương sáo là món ăn chơi khá quen thuộc với tất cả mọi người. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, đặc biệt hơn còn rất dễ nấu và ăn rất ngon. Bên cạnh đó, dây sương sáo còn có nhiều công dụng hỗ trợ chữa trị bệnh cực kỳ hiệu quả.

Vài nét về sương sáo

Cây sương sáo là một loại cây dây leo, thân thảo, cao khoảng 15 đến 50cm. Cây thường không phân nhánh nhiều nhìn rất giống lá húng quế, hay lá bạc hà nhưng nó có lông rất rậm và cây trông có vẻ thô.

Tham khảo: La hán quả có tác dụng gì? Cách nấu nước la hán quả? Mua ở đâu?

Lá sương sáo mọc đối xứng với nhau và tương đối khá dày và có hình dạng như hình trứng và bên ngoài lá có răng cưa và cuốn lá của nó có chiều dài 1 đến 2 cm. Trên phần ngọn cây có những chùm hoa có cuống khá dài và nó thường nở hoa vào các mùa thu và mùa đông. Quả hơi nhẵn, khá thuôn, dài khoảng 0,07mm. 

*

Sương sáo làm bằng gì?

Sương sáo làm từ gì? Ít ai biết rằng, thạch sương sáo được làm từ cây sương sáo bằng cách nấu sôi, sau đó để đông đặc và cắt thành miếng vừa ăn, giống như rau câu.

Có thể dùng lá tươi hay khô đều được. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, nấu xương sáo từ lá khô sẽ giúp thạch dậy mùi thơm, ăn dai và ngon hơn. Vì vậy, cây sương sáo đa số được phơi khô rồi mới chế biến.

Cây sương sáo mọc ở đâu?

Cây sương sáo thường được biết đến nhiều ở khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, nhất là An Giang. Trên thế giới, nó phân bố nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan và một số nơi khác.

Dây sương sáo mọc hoang dại, dễ trồng, dây bò rất khỏe, thường thu hoạch quanh năm, phát triển tốt nhất vào mùa mưa.

Thu hái và chế biến

Cây sương sáo sau khi thu hái về loại bỏ rễ rửa sạch và phơi khô có thể dùng lá tươi đều được. Cây cho năng suất rất lớn do phát triển quanh năm chứ không theo mùa, do đó muốn thu hoạch lúc nào cũng được. Khi đã được rửa sạch, sơ chế kỹ thì dùng nấu nước mát để uống, hoặc để đông, làm thạch ăn đều tốt cho sức khỏe.

*

Thành phần hóa học

Cây sương sáo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có các chất dinh dưỡng như canxi hạn chế loãng xương, chất diệp lục giúp kháng khuẩn. Ngoài ra, còn có chất xơ tự nhiên là pectin rất tốt cho dạ dày, tiêu hóa, giúp tăng cường trao đổi chất, làm thành phần nước giải khát cực kỳ tốt. Nên nó là loại thảo dược rất được nhiều người ưa chuộng.

Cây sương sáo có tác dụng gì?

Cây sương sáo có rất nhiều tác dụng nhằm mang lại sức khỏe tốt cho con người như thanh nhiệt, giải độc, mát gan,… hỗ trợ điều trị bệnh và giúp cải thiện sức khỏe. Vậy cây sương sáo có tác dụng gì? Một số công dụng nổi bật của nó như sau:

*

Cây sương sáo có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Chúng ta thường có thói quen ăn những đồ ăn, thức uống nhiều đường và chất béo quá nhiều, dẫn đến tình trạng lượng đường tích tụ trong cơ thể nhiều lâu ngày, dễ mắc đái tháo đường mà không hề hay biết.

Bên cạnh các loại thuốc nam khác như khổ qua rừng, dây thìa canh, thì theo quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi cũng đề cập, sương sáo hỗ trợ làm giảm lượng đường huyết trong máu, giúp đường huyết ổn định, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường.

*

Điều trị cảm mạo, giúp thanh nhiệt cơ thể

Do thời tiết thay đổi, nếu có không sức đề kháng tốt dễ rơi vào tình trạng bệnh và đặc biệt là bệnh cảm do đó bạn sẽ không phải lo lắng nữa vì cây sương sáo có tác dụng giúp cho bạn hạn chế những trường hợp bị cảm do thời tiết đồng thời xua tan đi những cơn mệt mỏi do bệnh gây ra.

Tham khảo: Hạt é từ cây gì? Tác dụng, cách chế biến hạt é làm nước giải khát

Đối với những người có thói quen ăn uống không biết kiểm soát ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng và dầu mỡ dễ dẫn đến tình trạng nóng gan, cơ thể xuất hiện những mụn nhọt nóng trong người. Vì thế cây sương sáo có tác dụng làm mát gan, thanh lọc cơ thể rất tốt và mang lại cho bạn sức khỏe tốt.

Ở Trung Quốc, người ta còn dùng cây sương sáo để chữa say nắng, giải nhiệt, hoặc nấu nước mát uống như râu ngô giúp lợi tiểu, giải khát, chữa các bệnh về đường tiết niệu.

Xem thêm: Vắc xin phòng viêm gan b cần tiêm phòng viêm gan b mấy mũi là đủ

*
Trà sương sáo

Tham khảo: Cây thuốc dòi – “Khắc tinh” hàng đầu của viêm họng, lao phổi.

Tác dụng hạ của cây sương sáo giúp ổn định huyết áp

Huyết áp ổn định giúp giảm những tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe và cây sương sáo có tác dụng ổn định huyết áp khá hiệu quả. Uống nước sương sáo mỗi ngày giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp đột ngột, loại bỏ triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và đem lại sức khỏe dồi dào.

*

Công dụng chống lão hóa

Vấn đề lão hóa da thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn. Nguyên nhân do tuổi tác, tiếp xúc với thời tiết xấu, lo lắng, căng thẳng, ăn uống không khoa học,… lâu ngày dẫn đến tình trạng da bị bào mòn, chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn.

Dùng cây sương sáo hãm trà hoặc nấu nước uống có tác dụng làm giảm quá trình lão hóa cực kỳ tốt, giúp loại bỏ và đào thải các tế bào già cõi, mang lại làn da khỏe đẹp.

Tác dụng của sương sáo tốt cho hệ tiêu hóa

Cây sương sáo có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa cực kỳ tốt vì nó có chứa chất xơ tự nhiên pectin, chất này có nhiều trong hạt bưởi, mai mực và các loại hoa quả. Pectin hòa tan tốt trong nước, tạo thành chất nhày giống như gel. Khi đi vào đường ruột giúp dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.

Do đó, uống nước sương sao sẽ loại bỏ triệt để tình trạng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, ăn không tiêu, táo bón hay tiêu chảy. Uống nước sương sáo sau bữa ăn giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa đáng kể.

Tìm hiểu: Rượu táo mèo – Thức uống tiêu thực, cực tốt cho tiêu hóa.

Giúp ngăn ngừa loãng xương

Dùng cây sương sáo làm thạch ăn mỗi ngày giúp cho bạn ngăn ngừa tình trạng loãng xương rất tốt. Nó chứa nhiều canxi, magie giúp tái tạo xương chắc khỏe. Đây là bí quyết cải thiện xương khớp tuyệt vời cho những người lớn tuổi, người thường xuyên lao động nặng.

*

Tác dụng của sương sáo giúp kháng khuẩn

Trong cây sương sáo chứa thành phần diệp lục khá cao, hỗ trợ cho việc kháng khuẩn, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Do đó, nên sử dụng thường xuyên loại cây này để tăng sức để kháng, giúp cơ thể khỏe hơn mỗi ngày bạn nhé.

Cây sương sáo trị bệnh gì? Cách dùng cây sương sáo

Được biết đến là một loại thức ăn làm mát cơ thể ra thì bên cạnh đó còn có tác dụng trị bệnh rất cần thiết cho cuộc sống của con người là một loại cây thảo dược đã được nhiều người biết đến và chăm sóc để dùng chữa trị những bệnh như sau:

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Đối với người bệnh tiểu đường, có thể làm bài thuốc như sau:

Nguyên liệu: Chuẩn bị 30g cây sương sáo khô (thân, lá) và cây rau đắng khô, cây rung rúc 50g.

Thực hiện: Rửa sạch và đem chúng đi sắc với 1,5 lít nước sạch sắt đến khi còn khoảng 200ml nước thì để nguội và dùng mỗi ngày 2 lần uống mỗi ngày đều đặn giúp hạ đường huyết trong cơ thể cực kỳ hiệu quả.

Giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan

Nếu bị vàng da, bức rức trong người, tiểu rắt hoặc bí tiểu thì bạn nấu nước như sau:

Lá sương sáo khô 20g, đem sắc uống với 1,2 lít nước. Để nguội và dùng mỗi ngày như trà.

Đây là loại nước mát giúp thanh nhiệt, giải độc, giống như nước sâm. Giúp loại bỏ tình trạng nóng nảy, bức rức, lợi tiểu và có lợi đối với người bệnh về đường tiết niệu, sỏi thận.

*

Điều trị cảm mạo

Đối với những người bị bệnh cảm do thời tiết thay đổi, sử dụng bài thuốc sau đây có tác dụng hạ sốt và lành bệnh cực kỳ hiệu quả:

Cách thực hiện: Lấy khoảng 10 đến 15g lá sương sáo đã được phơi khô đem đi rửa sạch sau đó đem sắt với 200ml nước để nguội và chia đều uống hết trong ngày và sử dụng liên tiếp 3 ngày để có tác dụng hiệu quả hơn trong việc hạ sốt nhé!

Cách nấu lá sương sáo

Cách nấu lá sương sáo cực kỳ đơn giản và rất dễ thực hiện. Sương sáo có mùi thơm vị ngọt được nhiều người ưa chuộng và có thể dùng ăn hằng ngày giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, cách làm như sau:

Cách nấu lá sương sáo tươi

Cách nấu lá sương sáo tươi như sau:

Chuẩn bị: 1kg lá sương sáo tươi chất lượng, 10 lít nước lọc.

Cách nấu:

Đem những lá tươi mang đi rửa sạch và nấu với 8 lít nước lọc trước ngon hơn khi cho vào 2 thìa canh nước tro.Đun cho đến khi nước sôi và có chất dịch nhầy thì tắt bếp lọc lấy nước.Cuối cùng cho 2 lít nước đã được lọc đun sôi và cho vào 2 thìa bột gạo hoặc bột sắn dây và đun lửa nhỏ tầm 2 đến 4 tiếng là có thể dùng được.
*
Cách nấu lá sương sáo tươi

Cách nấu lá sương sáo khô

Đối với sương sáo khô thì khi thu hoạch xong phải phơi thật khô rồi mới sử dụng.

Chuẩn bị: 1kg lá khô, 10 lít nước.

Cách nấu:

Sau khi lá phơi khô thì lấy khoảng 1kg lá khô xay bột. Kế tiếp cho 1 lượng nước lọc vào đun sôi tầm 20 phút và lọc lấy nước.
*

Ăn sương sáo có tốt không?

Ăn sương sáo cực kỳ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên “cái gì quá cũng không tốt”, nếu bạn bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ nên ăn sương sáo điều độ, vừa phải, cách 1-2 bữa lại ăn 1 lần, trung bình mỗi tuần dùng 3-4 lần là đủ nhé.

Trong một ngày, nên sử dụng khoảng 10g đến 15g dược liệu khô, đem sắc với 1 lít nước. Dùng thường xuyên để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.

*

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng cây sương sáo

Hạn chế dùng những cây sương sáo bị hư, nấm mốc đem đi chế biến.Bảo quản cần kỹ càng và đảm bảo không để tình trạng ẩm ướt nấm mốc.Không dùng sương sáo để ăn khi có mùi hôi hoặc để qua đêm nhưng không bảo quản kỹ.Không nên cho trẻ em ăn quá nhiều sương sáo, ăn với một lượng vừa đủ và vừa dùng.Nên cẩn thận lựa chọn mua sản phẩm uy tín để tránh trường hợp có quá nhiều màu thực phẩm gây hại.Đối với những người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế bỏ thêm đường hay sử dụng thạch sương sáo chứa nhiều lượng đường chất béo. Lựa chọn những loại sương sáo không đường dùng sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Tham khảo: Thảo quả có tác dụng gì? Dùng làm gì? Giá bán bao nhiêu? Mua ở đâu?

Những đối tượng nên dùng cây sương sáo

+ Những người trong tình trạng huyết áp cao.

+ Những người sử dụng bia rượu.

+ Những người muốn thanh lọc cơ thể.

+ Những người bị nóng gan.

+ Những người bị bệnh tiểu đường.

+ Những người bị cảm mạo.

+ Những người bị viêm thận, viêm khớp cấp tính.

+ Người bình thường muốn sử dụng để thanh lọc cơ thể.

Cây sương sáo mua ở đâu TP HCM?

Hiện nay cây sương sáo được trồng và bán phổ biến rộng rãi ở khắp nơi trên thị trường Việt Nam. Nhưng để tìm mua cây sương sáo khô ở đâu uy tín, giá rẻ thì không phải ai cũng biết.

Thao khảo: Mủ trôm là gì? Uống mủ trôm có tác dụng gì? Có giúp giảm cân không?

Đến với Thảo dược An Quốc Thái, bạn sẽ an tâm về chất lượng của cây sương sáo. Đây địa chỉ bán cây sương sáo uy tín hơn 30 năm qua, cây thuốc được thu hái tự nhiên, hoàn toàn không pha trộn cây giả.

Nếu chưa biết cây sương sáo mua ở đâu uy tín, chất lượng hãy liên hệ ngay:

Thảo dược An Quốc Thái

*

Như vậy, bạn đã biết thêm về công dụng, cách dùng, cũng như cách nấu lá sương sáo làm thạch thơm ngon, bổ dưỡng. Nhiều người thích mua cây sương sáo khô về tự nấu chứ không thích loại bán sẵn trong siêu thị. Vậy còn bạn? Nếu muốn nấu thạch sương sáo, đừng quên nhanh tay đặt ngay cho mình vài kg để trổ tài bếp núc nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.