Diệp lục và nguy cơ tuyệt chủng trong thực vật học, những loài thực vật quý hiếm nất hành tinh

TTH - Theo Báo cáo Nguy cơ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2016, nguy cơ được đánh giá sẽ gây tác động nghiêm trọng nhất trong năm nay là thất bại trong việc giảm thiểu tác động và thích ứng đối với biến đổi khí hậu. Theo đó, biến đổi khí hậu không những tạo nên những thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu, mà còn gây ra không ít tác động trực tiếp đến hệ sinh thái trên trái đất, cũng như cuộc sống của con người.

Bạn đang xem: Diệp lục và nguy cơ tuyệt chủng trong thực vật học


*

Vườn thực vật hoàng gia Kew ở London sở hữu bộ sưu tập thực vật lớn nhất thế giới với hơn 30.000 loài thực vật khác nhau. Ảnh: AFP

Hiện nay, nhiệt độ trái đất đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do mất đi môi trường sống. Động thực vật biến mất cũng đồng nghĩa với nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của con người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguy cơ cao đối với thực vật

Trong một điều tra chưa từng có về số lượng các loài thực vật toàn cầu, nhóm nghiên cứu đến từ Vườn thực vật hoàng gia Kew, phái tây nam thủ đô London (Anh) ngày 10/5 đưa ra lời cảnh báo rằng, 1/5 các loài thực vật trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Nghiên cứu ước tính có tổng cộng 390.900 loài thực vật được khoa học biết đến, được tìm thấy và được trồng đang đối mặt với mối đe dọa tuyệt chủng lớn nhất.

Theo báo cáo, hoạt động khai thác gỗ và thu hái chiếm 21,3% rủi ro và hoạt động xây dựng đem lại 12,8% rủi ro. Bên cạnh đó, mối đe dọa của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt được ước tính chiếm 3,96% rủi ro, mặc dù các nhà khoa học nhận định có thể còn quá sớm để đánh giá những ảnh hưởng lâu dài của biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, các mối đe dọa khác như những loài xâm hại và cháy rừng cũng được cho là ảnh hưởng không nhỏ đối với các loài thực vật.

Bà Kathy Willis, Giám đốc Khoa học tại Vườn thực vật hoàng gia Kew, nơi đang lưu giữ bộ sưu tập các loài thực vật lớn nhất thế giới nói rằng: “Thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người, giúp chúng ta có cuộc sống khỏe mạnh, cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và điều hòa khí hậu. Nếu chúng ta không nhìn vào những thông tin này và thực hiện điều gì đó kịp thời để bảo tồn các loài thực vật, chúng ta sẽ phải chứng kiến một tình huống rất nguy hiểm đối với nền tảng giúp tất cả chúng ta hạnh phúc”.

Báo cáo cho thấy, khoảng 1.771 khu vực trên thế giới được xác định là “khu vực thực vật quan trọng”, tuy nhiên có rất ít biện pháp để bảo tồn.

Được biết, 2.034 thực vật có mạch, ngoại trừ rêu và tảo đã được phát hiện trong năm ngoái, trong đó có một loài cây gọng vó ăn côn trùng, một loài hành tây mới và một loài lan hài khổng lồ. Hầu hết các phát hiện mới được tìm thấy ở Australia, Brazil và Trung Quốc.

Báo cáo cho biết thêm, 17.810 loài thực vật được sử dụng trong lĩnh vực y tế, 5.538 loài phục vụ như các loại thực phẩm cho con người, 3.649 loài trở thành thức ăn cho gia súc và 1.621 loài được sử dụng để sản xuất nhiên liệu.

Nguồn tin từ AFP nói thêm, báo cáo này sẽ được xuất bản hàng năm và các nhà nghiên cứu tại Vườn thực vật hoàng gia Kew hy vọng đây sẽ là một phép so sánh của hoạt động bảo tồn thực vật trên thế giới.

“Chúng tôi đang cộng tác với hơn 80 nhà khoa học để cùng tạo nên một bước tiến lớn, giúp thu thập kiến thức nhằm truyền bá thông điệp về tầm quan trọng của các loài thực vật cho những đối tượng rộng lớn hơn. Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức về mối đe dọa đối với các loài thực vật cho công chúng có thể phức tạp hơn việc cảnh báo về mối đe dọa của loài voi châu Phi hay loài hổ Bengal”, theo ông Steve Bachman, một trong những tác giả của nghiên cứu nói trên.

“Chúng ta đang lo lắng về tình trạng của những loài chim trên thế giới, nhưng chúng ta không lo lắng về tình trạng của các loài thực vật”, bà Willis nhận định.

Động vật cũng không ngoại lệ

Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu không chỉ gây ra sự biến mất đối với các loài thực vật mà còn đối với các loài động vật phổ biến trên toàn cầu.

Xem thêm: Sáng ngủ dậy bị đau thắt lưng khi ngủ dậy bị đau lưng dưới, giải pháp an toàn cho bạn

Nghiên cứu từ Đại học vùng Đông Anglia (Anh) cho hay, ít nhất 1/3 các loài động vật phổ biến có thể đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng trong thế kỷ này, do tác động của biến đổi khí hậu. Chúng sẽ mất đến 1/2 môi trường sống vào năm 2080, nếu con người không có biện pháp làm giảm tình trạng nóng lên toàn cầu.

Đáng chú ý, các loài bò sát và nhất là động vật lưỡng cư được dự đoán có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn nhất. Bên cạnh đó, vùng phụ Sahara Châu Phi, vùng Trung Mỹ, Amazon và Australia được cho là những khu vực có nguy cơ mất gần hết các loài động vật.

Người đứng đầu nghiên cứu, tiến sĩ Rachel Warren đến từ Trung tâm Khoa học Môi trường của Đại học vùng Đông Anglia nói rằng: “Trong khi có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các loài sinh vật hiếm và bị đe dọa tuyệt chủng, chúng ta vẫn biết rất ít về những ảnh hưởng của sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên các loài sinh vật phổ biến hơn. Sự ảnh hưởng đối với những loài này cũng có thể tác động ít nhiều đến hệ sinh thái”.

Nghiên cứu cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm đáng kể tính đa dạng của những loài động vật phổ biến và phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Sự suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu có khả năng làm kiệt quệ nguồn cung từ hệ sinh thái và sinh quyển, dẫn đến nhiều tác động đối với con người, bởi những sinh vật này đóng vai trò quan trọng giống như nước sạch hay ánh sáng.

Cạnh tranh môi trường sống hay tình trạng khai thác cây trái phép là nguyên nhân khiến 9 loài thực vật quý hiếm như lan sống dưới đất, cọ "tự tử" giảm mạnh và có nguy cơ tuyệt chủng.

Cây nắp ấm Attenborough

 

 

*

Cây nắp ấm (Ảnh: Alastair Robinson)

 

Cây nắp ấm (tên khoa học là Nepenthes attenboroughii) chỉ sống ở núi Victoria, tỉnh Palawan, Philippine. Đây là loài cây ăn thịt, bẫy mồi bằng phần chất lỏng trong bộ phận giống chiếc ấm. Attenborough là một trong những loài nắp ấm lớn nhất, với phần "ấm" cao khoảng 30 cm. Nó được phát hiện năm 2007 và đặt tên theo nhà tự nhiên học David Attenborough, hiện chỉ còn khoảng 200 cây.

2. Cọ "tự tử"

 

*
Cọ tự tử (Ảnh: John Dransfield)

Cọ tự tử (tên khoa học: Tahina spectabilis), là giống cọ lớn chỉ được tìm thấy ở các khu vực hoang vắng phía Tây Bắc Madagascar. Chúng sống khoảng 50 năm, chỉ nở hoa một lần và chết sau đó. Loài cây này được phát hiện năm 2005 và chính thức mô tả năm 2008. Cây có thân cao 18 m, tán lá hình quạt rộng tới 5 m, do đó có thể nhìn thấy chúng từ ảnh vệ tinh của Google Earth. Theo con số thống kê, hiện chỉ còn khoảng 90 cây sống trong tự nhiên.

3. Lan sống dưới đất

 

 

*

Lan sống dưới đât (Ảnh: Andrew Brown)

Rhizanthella gardneri là tên khoa học của loài cây thuộc họ Lan, có đặc điểm chỉ sống dưới mặt đất. Chúng thậm chí còn nở hoa trong lòng đất, thường vào khoảng cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Hoa lan có màu từ trắng sữa đến đỏ, mùi thơm nồng. Cây hoa lan chỉ sống trong các vùng đất mọc cây bụi ở phía tây Australia. Vì thiếu chất diệp lục nên chúng không thể thu năng lượng từ Mặt Trời mà thay vào đó ký sinh trên nấm mọc trên rễ một loại cây. Theo các nhà khoa học, hiện chỉ còn chưa đầy 50 cây hoa lan này.

4. Xương rồng "bóng golf"

 

*

Xương rồng "bóng golf" (Ảnh: Petar43/ Wikimedia)

 

Loài xương rồng có tên khoa học Mammillaria herrerae chỉ sống ở các vùng núi của Queretaro, Mexico. Chúng có màu trắng và hình dạng giống quả bóng golf và hoa màu hồng. Tình trạng thu thập cây bất hợp pháp là nguyên nhân khiến số lượng cây giảm hơn 95% trong 20 năm qua.

5. Vạn tuế Venda cycad

 

*
Vạn tuế Venda cycad (Ảnh: Hannes Mostert)

Vạn tuế Venda cycad (tên khoa học: Encephalartos hirsutus) chỉ sống ở tỉnh Limpopo của Nam Phi. Chúng được mô tả lần đầu tiên và được coi là sinh vật mới năm 1996. Giống như xương rồng "bóng golf", số lượng loài cây này giảm mạnh khi con người có xu hướng sử dụng chúng cho các mục đích trang trí. Theo BBC, các báo cáo chưa được xác nhận cho hay cây vạn tuế Venda cycad đã tuyệt chủng trong tự nhiên.

6. Sứa

 

*

Cây sứa (Ảnh: Royal Botanic Gardens)

 

Cây sứa (tên khoac học: Medusagyne oppositifolia) sống trên đảo Mahe, Cộng hòa Seychelles ở Ấn Độ Dương, từng bị cho là tuyệt chủng cho đến khi nó được tái phát hiện vào những năm 1970. Tên của loài cây này xuất phát từ hình dạng quả giống con sứa khi nở bung, hiện chỉ còn khoảng 86 cây trưởng thành trong thế giới tự nhiên.

7. Poke-me-boy

 

*

Poke-me-boy

Poke-me-boy, tên khoa học là Acacia anegadensis, là loài cây bụi nhiều gai, chỉ được tìm thấy trên các đảo thuộc quần đảo Virgin thuộc Anh ở Caribe. Đây là vùng đất thấp nên cây cối có thể bị ngập khi nước biển dâng. Giới chuyên gia hiện chưa thể xác định tình trạng số lượng, tuy nhiên cây chỉ xuất hiện ở khu vực có diện tích nhỏ hơn 10 km2. Để tạo cơ hội tồn tại cho loài này, các nhà nghiên cứu trồng một số cây trưởng thành trong vườn bách thảo JR O"Neal ở Tortola và vườn bách thảo Hoàng gia ở Anh.

8. Dương xỉ đảo Ascension

 

*

Dương xỉ đảo Ascension (Ảnh: Viswambharan Sarasan)

Dương xỉ đảo Ascension (tên khoa học: Anogramma ascensionis) có hình dáng giống những cây mùi tây nhỏ, sống ở đảo Ascension, phía nam Đại Tây Dương, mọc trên vách đá chênh vênh, trong điều kiện khô và khắc nghiệt. Trong hơn 50 năm, loài cây này bị cho là tuyệt chủng nhưng được phát hiện trở lại vào năm 2009, hiện chỉ còn khoảng 40 cây trưởng thành trong tự nhiên.

9. San hô

*

Cây san hô (Ảnh: University of Dar es Salaam)

 

Cây san hô (tên khoa học: Erythrina schliebenii) có hoa màu đỏ sáng và thân gai, chỉ sống trong các cánh rừng hẻo lánh ở đông nam Tanzania. Chúng từng được tuyên bố là tuyệt chủng vào năm 1998 và xuất hiện trở lại năm 2001 trong một vạt rừng nhỏ. Nhiều người từng lo ngại chúng đã tuyệt chủng do khu rừng bị phá để phát triển nhiên liệu sinh học, cho tới khi họ phát hiện chúng vẫn tồn tại vào năm 2011. Hiện còn chưa đầy 50 cây sống ở một địa điểm duy nhất và không được bảo vệ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.