BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO VIRUS HERPES SIMPLEX TYPE 1, BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS HERPES SIMPLEX

*

*
ĐĂNG KÝ KHÁM QUA ĐIỆN THOẠI
*

*
*

*

TRIỂN KHAI DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KHÁM QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 02923.898.126 (Tiếp nhận bệnh) hoặc 02923.748.803 (CSKH) Khi Người bệnh đăng ký khám qua số điện thoại trên (Trong giờ hành chính, Sáng: 07:00 - 11:00, Chiều: 13:00 - 17:00) thì khi Người bệnh đến Bệnh viện khám chỉ cung cấp thông tin Họ Tên, Năm sinh và Báo với nhân viên thu ngân đã ĐĂNG KÝ KHÁM QUA ĐIỆN THOẠI để được khám bệnh mà không cần phải chờ đợi đăng ký tại Quầy tiếp nhận bệnh. Chi phí đăng ký cho mỗi lượt đăng ký qua điện thoại người bệnh chỉ phải đóng thêm 20.000đ (hai mươi nghìn đồng). Bệnh viện xin thông tin đến quý Người bệnh - Khách hàng !!!
Viêm não do virus Herpes simplex type 1 (HSV-1) là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm não gây tử vong lẻ tẻ trên toàn thế giới. Lâm sàng thường đặc trưng bởi sự khởi phát nhanh chóng của sốt, nhức đầu, co giật, các dấu hiệu thần kinh khu trú và suy giảm ý thức. Viêm não HSV-1 là một căn bệnh tàn khốc với tỷ lệ mắc và tử vong đáng kể, mặc dù đã có liệu pháp kháng virus.

Bạn đang xem: Viêm màng não do virus herpes simplex


Viêm não HSV-1 là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm não tủy gây tử vong ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10% đến 20% trong số 20.000 trường hợp viêm não virus hàng năm. Nhiễm trùng phát sinh ở tất cả các nhóm tuổi, 1/3 trường hợp xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. HSV cũng là nguyên nhân được xác định nhiều nhất trong số các bệnh nhân nhập viện có chẩn đoán viêm não ở Úc. Trong một nghiên cứu hồi cứu trên toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh viêm não HSV-1 ở Thụy Điển trong khoảng thời gian 12 năm (1990 đến 2001), tỷ lệ mắc bệnh được xác nhận là 2,2 trên một triệu dân mỗi năm, tương tự như những gì đã được báo cáo ở Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2010.
Trong gần như tất cả các trường hợp viêm não herpes ngoài thời kỳ sơ sinh, tác nhân căn nguyên là virus herpes simplex type 1 (HSV-1). Ở trẻ sơ sinh, viêm não herpes có thể do HSV-1 hoặc HSV-2 gây ra.
Các con đường lây nhiễm: Nhiễm HSV của hệ thần kinh trung ương (CNS) dường như phát sinh thông qua một trong ba con đường sau đây, mỗi con đường chiếm khoảng 1/3 số ca nhiễm:
o Xâm lấn CNS ngay lập tức qua dây thần kinh sinh ba hoặc khứu giác sau một đợt nhiễm HSV-1 nguyên phát của hầu họng; hầu hết bệnh nhân bị nhiễm trùng tiên phát đều dưới 18 tuổi.
o Xâm nhập vào CNS sau một đợt nhiễm HSV-1 tái phát, được cho là biểu hiện sự tái hoạt động của virus với sự lây lan tiến triển.
o Nhiễm trùng CNS mà không nhiễm HSV-1 tiên phát hoặc tái phát, được cho là tái kích hoạt HSV tiềm ẩn tại chỗ trong CNS.
o Các thụ thể Toll-like (TLR) rất quan trọng trong đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. Khiếm khuyết trong con đường TLR3 có thể khiến trẻ em bị viêm não HSV.
o Các yếu tố điều hòa miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch mắc phải chỉ ra rằng nguy cơ nhiễm HSV-1 có triệu chứng được điều chỉnh bằng các kiểu gen phức hợp tương hợp mô (MHC) loại I (B * 18, C * 15 và nhóm alen mã hóa A19), cặp thụ thể / ligand có ái lực cao KIR2DL2 / HLA-C1 và lưỡng hình CD16A-158V / F.
o Sử dụng các chất ức chế TNF-alpha có liên quan đến bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng khác, nhưng mối quan hệ của nhiễm HSV-1 với các loại thuốc này vẫn chưa rõ ràng.
Các triệu chứng hưng cảm thường xảy ra ở bệnh nhân trong giai đoạn đầu của viêm não HSV-1, có lẽ là do tổn thương thùy thái dương hoặc hệ viền. Thay đổi hành vi có thể bao gồm tâm trạng tăng cao, hoạt hình quá mức, giảm nhu cầu ngủ, lòng tự trọng tăng cao và ham muốn tình dục.
KBS là một hội chứng rối loạn hành vi do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm "mù tâm lý", mất phản ứng tức giận và sợ hãi bình thường và tăng hoạt động tình dục.
KBS và mất trí nhớ được cho là xảy ra thứ phát sau sự xâm nhập của HSV đối với các cấu trúc thùy thái dương và hệ viền.
Nhiễm trùng HSV-1 CNS cũng đã được ghi nhận trong các trường hợp viêm não mô cầu tái phát. Tình trạng này được đặc trưng bởi liệt chức năng nhìn lên và liệt mặt, cũng như các dấu hiệu liên quan đến vỏ não, đồi thị - tủy sống, đường cảm giác và con đường cuống não – tiểu não.
Các bất thường xét nghiệm: Kiểm tra CSF thường cho thấy có hiện tượng tăng bạch cầu lympho, tăng số lượng hồng cầu (ở 84% bệnh nhân) và tăng protein. Tuy nhiên, một kết quả CSF bình thường có thể xảy ra trong giai đoạn sớm quá trình bệnh. Lặp lại xét nghiệm có thể hữu ích khi nghi ngờ lâm sàng cao. Giảm Glucose không phổ biến và có thể gợi ý chẩn đoán khác.
Hầu hết bệnh nhân có bằng chứng huyết thanh của nhiễm HSV-1 trước đó, phù hợp với giả thuyết tái hoạt động của virus.
Hình ảnh học: Hình ảnh thùy thái dương bất thường được coi là bằng chứng mạnh mẽ cho viêm não herpes simplex. Tổn thương chủ yếu thùy thái dương một bên não và có thể có hiệu ứng choáng chỗ.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT) chỉ có độ nhạy 50% trong giai đoạn sớm của bệnh và sự hiện diện của các bất thường thường liên quan đến tổn thương nghiêm trọng và tiên lượng xấu. Ngược lại, MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt và có độ nhạy nhất đối với viêm não HSV, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, hình ảnh MRI bình thường cũng đã được báo cáo trong bối cảnh bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính có phóng xạ (SPECT) cũng có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán viêm não HSV. Quét SPECT cho thấy sự tích lũy chất phóng xạ tăng lên ở thùy thái dương bị ảnh hưởng. Tc-ECD SPECT sự tích lũy chất đánh dấu chỉ được quan sát thấy trong trường hợp viêm não HSV chứ không phải trong các trường hợp viêm não virus do các nguyên nhân khác.
Điện não đồ (EEG): Kết quả EEG khu trú xảy ra trong> 80% các trường hợp, điển hình cho thấy nổi bật sóng chậm biên độ cao không liên tục chậm delta và theta), và đôi khi, xuất hiện sóng kiểu động kinh theo chu kỳ liên tục ở vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều phát hiện điện não đồ là không đặc hiệu.

Viêm màng não viruslà bệnh lý viêm màng não do nguyên nhân virus gây ra vàlà một trong những bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương hay gặp.

*

Viêm màng não do virus

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, với rất nhiều loài virus có thể gây bệnh (Enterovirus, quai bị, cúm, ...). Mỗi virus có dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, biện pháp chẩn đoán khác nhau. Nhìn chung, bệnh thường biểu hiện cấp tính với hội chứng màng não (đau đầu, nôn vọt, táo bón ở người lớn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ, thăm khám thực thể ghi nhận gáy cứng, kernig dương tính, …) và triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi,… Chọc dò dịch não tủy để chẩn đoán và xác định căn nguyên virus.

Bệnh viêm màng não virus thường là lành tính, có thể tự giới hạn, điều trị ngày nay chủ yếu là điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Việc tiêm phòng một số vắc xin phòng bệnh đặc hiệu là quan trọng, bên cạnh đó phòng ngừa con đường lây nhiễm cũng rất cần thiết trong phòng bệnh.


Nguyên nhân bệnh Viêm màng não virus


Trong các loài virus có thể gây viêm màng não, Enterovirus là căn nguyên phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em (trong khoảng 85% các trường hợp). Nhóm Coxsackie hoặc Echovirus là nhóm hay gặp nhất như Coxsackie virus A6 và B3, Echovirus type 30, 18, 9, 11,…. Ở trẻ dưới 3 tháng liên quan đến Coxsackie virus nhóm B. EV-71 và Coxsackievirus A16, một số chủng khác gây bệnh tay chân miệng không chỉ gây viêm màng não mà còn có thể gây viêm não phối hợp. Virus bại liệt cũng gây viêm màng não nước trong, tuy nhiên sự ra đời của vắc xin đã làm giảm đáng kể bệnh bại liệt.

*

Enterovirus là căn nguyên phổ biến nhất gây viêm màng não do virusở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em

- Herpesviridae: Nhiều loài virus thuộc họ Herpes gây viêm màng não ở người, trong đó như Herpes simplex (HSV-1, HSV-2), Virus thủy đậu (VZV), Cytomegalovirus (CMV), Virus Epstein-Barr virus, …

- Các nguyên nhân khác như: Arbovirus như virus miền Tây sông Nile, virus viêm não ngựa miền Đông, virus Dengue; virus dại; virus quai bị; virus sởi; Parechovirus gây bệnh ở người; Adenovirus; virus cúm và á cúm; virus HIV;…

Mỗi loài virus có những đặc điểm sinh học, hình thái, cơ chế gây bệnh, con đường lây truyền, đặc điểm lâm sàng đa dạng.


Triệu chứng bệnh Viêm màng não virus


Nhìn chung viêm màng não virus có biểu hiện lâm sàng tương tự viêm màng não do vi khuẩn với biểu hiện cấp tính tuy nhiên bệnh cảnh ít nặng nề hơn.

- Triệu chứng toàn thân: Người bệnh sốt cao, sốt đột ngột, 39 - 40o
C, người mệt mỏi, vật vã, trẻ em ngoài sốt thường quấy khóc, cáu kỉnh, đôi khi thờ thẫn, bỏ ăn bỏ bú, …

- Hội chứng màng não: Đau đầu lan tỏa hoặc khu trú, liên tục hoặc trội thành cơn, kèm theo nôn dễ dàng, nôn vọt, không liên quan đến ăn uống, trẻ nhỏ nôn mửa, trớ nhiều, người lớn thường thấy táo bón, trẻ em thường có tiêu chảy, sợ ánh sáng chói, sợ tiếng động mạnh, người bệnh nằm tư thế cò súng, trường hợp nặng có thể có rối loạn ý thức, điểm Glasgow giảm, thậm chí hôn mê,… Thăm khám thực thể ghi nhận gáy cứng, kernig, vạch màng não dương tính, trẻ nhỏ gây thóp phồng,… Một số virus có thể tiến triển gây viêm não với các rối loạn chức năng thần kinh.

- Biểu hiện lâm sàng đa dạng ở mỗi căn nguyên virus.

Một số Enterovirus ở trẻ nhỏ gây bệnh cảnh tay chân miệng: Trẻ có loét miệng, phát ban dạng phỏng nước trên da, hay gặp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kích thước 2 - 10mm, trường hợp không điển hình có thể chỉ có loét miệng, hồng ban dát đỏ ở tay chân, đầu gối, mông,…HSV gây mụn nước quanh miệng, cơ quan sinh dục.Virus quai bị gây viêm tuyến mang tai, sưng hạch góc hàm.Virus sởi gây viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt và mọc ban sởi.Virus cúm gây đau mỏi người, đau nhức cơ xương khớp và hội chứng viêm long.Virus thủy đậu có tổn thương mụn nước đa lứa tuổi rải rác toàn thân, chân tóc, vòm miệng,…Sốt xuất huyết Dengue bệnh cảnh lâm sàng sốt cao liên tục kèm xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc….

*
Triệu chứng bệnhviêm màng não virus


Các biến chứng bệnh Viêm màng não virus


Bệnh có thể gây một số biến chứng như: Viêm não, viêm tủy, suy giảm tinh thần và nhận thức, phù não, tăng áp lực nội sọ, một số virus có thể gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, tổn thương cơ quan khác,…. Trường hợp nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tiên lượng nặng, thậm chí tử vong.


Đường lây truyền của bệnh


Mỗi loài virus có con đường lây truyền hoặc có thể có vector truyền bệnh khác nhau. Một số con đường lây truyền hay gặp như:

- Đối với Enterovirus: Chỉ gây bệnh ở người, đường lây truyền phổ biến nhất là đường phân- miệng. Ngoài ra có thể lây qua đường hô hấp khi hít phải giọt bắn chứa virus, qua tiếp xúc với mụn nước trong tay chân miệng, hoặc qua rau thai,… Bệnh có thể gây thành dịch.

Xem thêm: Đau lưng thận yếu - vì sao mắc bệnh thận có cảm giác đau lưng

- HSV-1 chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp, HSV-2 lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Ở trẻ sơ sinh, có thể nhiễm HSV-1, HSV-2 qua nhau thai hoặc khi chuyển dạ.

- Lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc như virus thủy đậu, virus quai bị, virus sởi,…

- Lây truyền qua các vector truyền bệnh như virus Dengue, virus viêm não miền Tây sông Nile,..

- Lây truyền qua đường máu, mẹ - con, và quan hệ tình dục không an toàn như HIV, CMV,..


Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm màng não virus


Bệnh viêm màng não virus có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi khu vực trên thế giới mặc dù bệnh đôi khi có tính chất mùa vụ theo đặc điểm của vector truyền bệnh và phân bố theo miền địa lý.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, trong đó trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhất. Trẻ em ở nhà trẻ, khu đông người, có thể dễ dàng lây bệnh của nhau và tạo thành dịch như bệnh tay chân miệng, sởi, quai bị,… Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, HIV, ghép tạng,… cũng tăng nguy cơ nhiễm một số virus như CMV, HSV, EBV,….từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người chưa được tiêm phòng một số vắc xin phòng bệnh như vắc xin sởi – quai bị - Rubella, vắc xin thủy đậu, vắc xin cúm,… cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

*

Với các tác nhân virus gây viêm màng não ở trẻ em có thể dễ dàng bị lâytạo thành dịch như bệnh tay chân miệng, sởi, quai bị,…


Phòng ngừa bệnh Viêm màng não virus


- Việc tiêm phòng là rất quan trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Một số vắc xin phòng bệnh đặc hiệu như vắc xin bại liệt, vắc xin sởi, vắc xin cúm, vắc xin thủy đậu, vắc xin quai bị,… đã làm giảm tỉ lệ mắc bệnh.

*

Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu giúp phòng tránh các tác nhân virus gây viêm màng não

- Bên cạnh đó, các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như:

+ Kiểm soát các ổ chứa tự nhiên, diệt trừ các vector gây bệnh như muỗi và bọ gậy,…

+ Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt, đặc biệt đảm bảo vệ sinh ở nhà trẻ, trường học, khu dân cư,…

+ Tuyên truyền và giáo dục sức khỏe, nâng cao sức khỏe, nâng cao nhận thức,…

+ Thực hiện an toàn truyền máu, quan hệ tình dục an toàn,…

+ Nhanh chóng khoanh vùng và tập trung nguồn lực khống chế dịch khi có dịch xảy ra và trong cộng đồng,…


Các biện pháp chuẩn đoán bệnh Viêm màng não virus


Chẩn đoán bệnh viêm màng não virus cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, sự biến đổi dịch não tủy và một số xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên.

- Chọc dò dịch não tủy: Cần tiến hành ở tất cả các bệnh nhân trừ khi có chống chỉ định của chọc dịch tủy sống. Trong viêm màng não virus, dịch não tủy thường trong, không có màu, áp lực dịch tăng nhẹ. Số lượng tế bào thường tăng nhưng không quá cao, thường từ vài chục, vài trăm đến khoảng 1000 tế bào/mm3, thành phần tế bào chủ yếu là tế bào lympho hoặc mono, một số virus như HSV có thể tăng ưu thế tế bào đa nhân trung tính trong 1-2 ngày đầu của bệnh hoặc có sự xuất hiện ít hồng cầu trong dịch não tủy. Thành phần sinh hóa như glucose bình thường hoặc giảm nhẹ, muối dịch não tủy thường bình thường. Lượng protein có biến đổi, nhưng thường không quá cao, thường dưới 150 mg/d
L, trường hợp có xuất huyết lượng protein có thể cao hơn. Việc lấy bệnh phẩm dịch não tủy còn giúp chẩn đoán căn nguyên virus, phân biệt với một số bệnh nhiễm trùng thần kinh khác như viêm màng não do vi khuẩn, viêm màng não do nấm.

*

Chọc dò dịch não tủy chẩn đoán căn nguyên gây bệnh viêm màng não

- Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não: hỗ trợ trong chẩn đoán, có thể đánh giá mức độ phù não, dày màng não, tổn thương nhu mô não nếu có viêm não,… Bên cạnh đó giúp phân biệt với một số bệnh như tai biến mạch máu não,…

- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên virus:Bệnh phẩm dịch não tủy trên có thể sử dụng. Một số virus như HSV, Virus thủy đậu, Virus Dengue, CMV, EBV, quai bị, Enterovirus có thể xét nghiệm PCR virus từ dịch não tủy. Ngày nay một số cơ sở y tế có thể làm phản ứng PCR đa mồi với bệnh phẩm não tủy để xác định một số căn nguyên gây viêm màng não hay gặp. Phản ứng tìm kháng thể Ig
M trong dịch não tủy với một số virus như HSV, Dengue, virus viêm não Nhật Bản, Rubella,… Ngoài bệnh phẩm dịch não tủy, bằng chứng virus trong một số bệnh phẩm dịch cơ thể khác như dịch ngoáy họng, nước bọt, … ( virus bại liệt, cúm, quai bị, sởi,…), máu ( sởi, bại liệt, CMV, EBV,…), phân (Enterovirus, bại liệt, sởi,…) cũng có giá trị trong việc hỗ trợ chẩn đoán.

- Các xét nghiệm khác: công thức máu ( thường biến đổi không đặc hiệu hoặc bình thường), một số marker viêm như CRP, procalcitonin đa số bình thường, biến đổi sinh hóa có thể gặp như rối loạn điện giải, chức năng gan, chức năng thận,…

Chẩn đoán xác định viêm màng não do virus khi có bằng chứng virus trong dịch não tủy và nuôi cấy vi khuẩn âm tính. Các xét nghiệm bằng chứng virus trong bệnh phẩm khác cũng hỗ trợ chẩn đoán.

Viêm màng não virus cần chẩn đoán phân biệt với viêm màng não mủ, viêm màng não trong bệnh Lyme, viêm não do virus và các căn nguyên khác, lao màng não,…


Tiên lượng viêm màng não virus nhìn chung thường tốt hơn viêm màng não mủ. Biện pháp điều trị chính là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Bệnh có thể giới hạn và khỏi hoàn toàn trong khoảng 10 - 14 ngày. Mặc dù một số căn nguyên virus có thuốc điều trị kháng virus đặc hiệu như HSV, VZV, CMV tuy nhiên liệu pháp kháng virus trong viêm màng não nước trong còn hạn chế và tranh cãi.

- Đảm bảo hô hấp, tuần hoàn: Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn khi có chỉ định trong trường hợp nặng.

- Chống phù não, giảm áp lực nội sọ: Bệnh nhân ở tư thế nằm đầu cao 30o
C, sử dụng manitol với liều 1g/kg, ngắt quãng mỗi 6h với liều dùng 0.25-0.5g/kg, corticoid, muối ưu trương; an thần, giảm đau; chống co giật; hạ sốt, thông khí nhân tạo khi có chỉ định,..

- Chống co giật: Sử dụng diazepam, midazolam, gardenal,…

- Giảm đau, hạ sốt: Sử dụng parectamol liều 10-15 mg/kg/lần khi sốt từ 38,5o
C hoặc khi đau đầu nhiều, mỗi lần cách nhau ít nhất 4-6 tiếng, có thể dùng ibuprofen với trẻ nhỏ nếu paracetamol đáp ứng kém.

- Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm: Được khuyến cáo trong giai đoạn đầu của bệnh khi chưa thể khẳng định chắc chắn là viêm màng não do virus hay viêm màng não do vi khuẩn. Việc chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm phụ thuộc từng cá thể người bệnh, dịch tễ, lứa tuổi. Thường cân nhắc kháng sinh cephalosporin thế hệ ba như ceftriaxone, cefotaxime, kết hợp với vancomycin khi nghi ngờ do tụ cầu hoặc vi khuẩn phế cầu kháng thuốc. Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm được sử dụng khi lâm sàng cải thiện và kết quả nuôi cấy vi khuẩn dịch não tủy sau 48 giờ âm tính hoặc có bằng chứng khẳng định viêm màng não do virus (ví dụ có kết quả PCR virus trong dịch não tủy).

- Liệu pháp thuốc kháng virus: Người bệnh mà viêm màng não do virus mà không có biến chứng, đa số khuyến cáo không cần điều trị thuốc kháng virus acyclovir theo kinh nghiệm. Acyclovir được chứng minh có hiệu quả trong trường hợp có viêm não do HSV, VZV. Ở một số đối tượng như trẻ sơ sinh và nhỏ tuổi, người già, đối tượng suy giảm miễn dịch, có thể chỉ định acyclovir.

Trường hợp viêm màng não do HIV cần điều trị càng sớm càng tốt thuốc kháng virus HIV ( thuốc ARV) nếu không có trì hoãn điều trị.

- Điều trị một số căn nguyên virus cụ thể:

+ Enterovirus: Điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Trường hợp nặng cần hồi sức tích cực, đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, chống co giật, chống phù não, điều chỉnh rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan. Chỉ định Globulin miễn dịch đường tĩnh mạch (IVIG) trong trường hợp nặng. Hiện chưa có thuốc kháng virus được khuyến cáo.

+ HSV: Có thể gây nhiễm trùng sơ sinh, mụn nước quanh miệng và niêm mạc, viêm não. Chỉ định acyclovir trong 14 – 21 ngày theo mức độ nhiễm trùng và đáp ứng của người bệnh. Liều Acyclovir thường dùng 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày.

+ VZV: gây bệnh thủy đậu, viêm phổi, có thể gây viêm não, chỉ định acyclovir trong 14 – 21 ngày với liều thường dùng 10 mg/kg/lần x 3 lần/ ngày.

+ CMV: gây tổn thương nhiều cơ quan khác như viêm não, viêm gan, viêm phổi, nhiễm trùng máu,… Chỉ định ganciclovir liều 5 mg/kg/ngày. Thời gian 14- 21 ngày phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và đáp ứng người bệnh.

+ Cúm: Điều trị thuốc Tamiflu liều theo cân nặng. Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn trong trường hợp nặng.

+ Sốt xuất huyết Dengue: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Cần theo dõi diễn biến lâm sàng, theo dõi công thức máu hàng ngày cho đến khi người bệnh ổn định.

+ HIV: Cần đánh giá giai đoạn lâm sàng, giai đoạn miễn dịch, đánh giá nhiễm trùng cơ hội. Điều trị thuốc ARV sớm ngay khi có thể, tư vấn người bệnh tuân thủ điều trị, theo dõi và quản lý người bệnh.

Tài liệu tham khảo

1. Mc
Gill F, Griffiths MJ, Solomon T. Viral meningitis: current issues in diagnosis and treatment.Curr Opin Infect Dis.2017 Apr;30(2):248-256.

2. Wright WF, Pinto CN, Palisoc K, Baghli S. “Viral (aseptic) meningitis: A review”.J Neurol Sci.2019 Mar 15;398:176-183.

3. Rudolph H, Schroten H, Tenenbaum T. “ Enterovirus Infections of the Central Nervous System in Children: An Update” .Pediatr Infect Dis J.2016 May;35(5):567-9.

4. Mount HR, Boyle SD. “Aseptic and Bacterial Meningitis: Evaluation, Treatment, and Prevention”.Am Fam Physician.2017 Sep 01;96(5):314-322

5. Drysdale SB, Kelly DF. “ Fifteen-minute consultation: enterovirus meningitis and encephalitis-when can we stop the antibiotics?”. Arch Dis Child Educ Pract Ed.2017 Apr;102(2):66-71

6. Bronstein DE, Glaser CA. Aseptic meningitis and viral meningitis. In: Feigin and Cherry’s Textbook of Pediatric Infectious Diseases, 7th, Cherry JD, Harrison GJ, Kaplan SL, et al (Eds), Elsevier Saunders, Philadelphia 2014. p.484.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.