Viêm Khớp Do Bệnh Thấp Khớp Và Vấn Đề Về Khớp, Viêm Khớp Dạng Thấp (Ra)

Không giống như tổn thương do thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị, nguy cơ tàn phế rất cao. Hãy cùng Tâm Anh tìm hiểu các lý do và cách điều trị căn bệnh này cực kỳ hiệu quả, chuẩn khoa học ngay trong bài viết bên dưới!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.

Bạn đang xem: Viêm khớp do bệnh thấp khớp và vấn đề về khớp

Hội chứng viêm khớp dạng thấp xảy ra nhiều nhất ở các khớp bàn tay, cổ tay và cổ chân

Mục lục

Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp
Cách phòng tránh
Những câu hỏi thường gặp

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.

Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu… (1)

Bệnh này thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp RA với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 – 5 vị trí) thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Khi RA tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi. Một số thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, trong khi những thay đổi khác không gây cho bạn bất cứ cảm giác gì. Mỗi giai đoạn RA sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Bên cạnh đó là tình trạng viêm bên trong khớp, khiến các mô trong khớp sưng lên. Tuy không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương.

Giai đoạn 2

Lúc này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương sụn khớp. Sụn ​​chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, đồng thời có thể hạn chế vận động. 

Giai đoạn 3

Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Tại thời điểm này, tổn thương không chỉ lan đến sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, khiến người bệnh bị đau và sưng nhiều hơn. Một số người bị yếu cơ và mất hẳn khả năng vận động. Đó là do xương bị tổn thương, thậm chí biến dạng.

Giai đoạn 4

Ở giai đoạn muộn, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, khiến bệnh nhân đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Đây là những căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ lại quay sang tấn công màng hoạt dịch. Đây là lớp màng bao quanh khớp. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra. Dần dần, khớp mất đi hình dạng ban đầu và sự liên kết.

Cho đến nay, y khoa vẫn chưa tìm được lý do vì sao hay nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng bệnh xảy ra do yếu tố di truyền. Tuy gen của bạn không trực tiếp gây bệnh, nhưng gen lại là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường – chẳng hạn như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn – tác nhân gây bệnh RA.

Đối tượng dễ mắc bệnh RA

Những người càng có nhiều yếu tố rủi ro dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh càng cao:

Tuổi tác: Tình trạng viêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát ở tuổi trung niên. Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Hút thuốc lá: Hút thuốc (chủ động và thụ động) đều khiến bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh.  Tiếp xúc với chất độc hại: Một số chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica đã được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.  Thừa cân – béo phì: Những người có chỉ số BMI ở ngưỡng thừa cân hoặc béo phì – đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống – sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này cao hơn. Người thừa cân – béo phì dễ bị bệnh viêm khớp dạng thấp do khớp phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Dưới đây là danh sách các dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp thường gặp nhất được thống kê:

Khớp trở nên ấm, sưng đau Mệt mỏi, sốt, chán ăn

Bệnh RA ở giai đoạn sớm có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp nhỏ hơn trước – đặc biệt là các khớp gắn ngón tay với bàn tay, ngón chân với bàn chân.

Khi bệnh tiến triển, các biểu hiện sẽ lan xuống cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng này xảy ra đối với các khớp giống nhau ở cả hai bên cơ thể.

Khoảng 40% người bị mắc bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp cũng gặp phải các dấu hiệu, biến dạng và triệu chứng không liên quan đến khớp. Cụ thể, bệnh sẽ ảnh hưởng đến:

Làn da Đôi mắt Phổi Tim Thận Tuyến nước bọt Mô thần kinh Tủy xương Mạch máu

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ gặp tình trạng:

Loãng xương: Bản thân bệnh lý nguy hiểm này, cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương – tình trạng suy yếu xương và khiến xương trở nên giòn, dễ gãy. Hình thành những khối mô cứng xung quanh các khu vực khớp chịu áp lực lớn, chẳng hạn như khuỷu tay. Không chỉ vậy, những nốt này còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi. Khô mắt và miệng: Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng. Nhiễm trùng: Bản thân bệnh này và nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thành phần cơ thể bất thường: Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi người đó có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường. Bệnh phổi: Những người mắc bệnh RA có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi, tiến triển đến khó thở. Ung thư hạch: Người bệnh RA có khả năng cao bị ung thư hạch – một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ xương khớp tổng quát, cụ thể: vùng khớp đau nhức, các khớp bị đau có đối xứng nhau không, có xuất hiện bướu và nốt dưới da không, có hiện tượng cứng khớp (đặc biệt là vào buổi sáng) không… 

Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm máu: nhằm xác định số lượng hồng cầu. Những người bị bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp có thể có số lượng tế bào hồng cầu thấp; Xét nghiệm Protein phản ứng C (C-reactive protein – CRP); Xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA); Xét nghiệm kháng thể citrulline theo chu kỳ (anti-CCP); Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): Máu đông lại nhanh ở đáy ống nghiệm là dấu hiệu của RA; Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán RA

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp

Các phương pháp chữa trị viêm khớp dạng thấp phổ biến là dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục và phẫu thuật nhằm khắc phục tổn thương khớp. Việc chỉ định phương pháp nào cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

1. Phương pháp điều trị nội khoa

Các loại thuốc có tác dụng giảm đau và cứng khớp bao gồm:

Thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen Corticosteroid như prednisone Thuốc giảm đau gây nghiện

Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các loại thuốc mạnh hơn (DMARD). Chúng hoạt động bằng cách can thiệp hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào khớp. (3)

Trong trường hợp hai nhóm thuốc trên không cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng các liệu pháp thuốc sinh học.

Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?

2. Khi nào cần phẫu thuật?

Khi tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để phục hồi khả năng vận động của người bệnh. Bác sĩ sẽ thay phần khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo (làm từ nhựa, gốm sứ, kim loại…). Thông thường, chỏm xương đùi, khớp gối và khớp háng được chỉ định phẫu thuật thay thế nhiều nhất.

Tại BVĐK Tâm Anh, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca thay cùng lúc 8 khớp nhân tạo cho một bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp lâu năm. Sau hơn 20 năm sống chung với căn bệnh này, khiến các khớp bàn – ngón tay đều cong vẹo, biến dạng, mất gần như hoàn toàn chức năng cầm nắm.

Nhờ áp dụng công nghệ in 3D với vật liệu silicone, các bác sĩ đã tạo ra các khớp ngón tay nhân tạo để thay thế những khớp viêm gây đau nhức, biến dạng tay. Ca phẫu thuật không chỉ hồi sinh chức năng vận động cho các ngón tay mà còn đẩy lùi chứng viêm và đau nhức đeo bám nhiều năm, giúp người bệnh tránh được nguy cơ tàn phế.

Cách phòng tránh

Bệnh có thể được phòng ngừa và kiểm soát nhờ những biện pháp sau:

1. Bỏ thuốc lá

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh RA. Cụ thể, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tăng 1,3 – 2,4 lần. Không chỉ vậy, hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có khả năng tiến triển RA cao hơn. Vì thế để phòng bệnh, bạn cần giữ cân nặng ổn định bằng cách:

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây trong thực đơn. Ưu tiên protein từ cá, gà thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt. Tập thể dục đều đặn: Kết hợp các bài tập sức mạnh (như squat, tennis, cầu lông…) với những bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe…). Tập luyện sức mạnh làm giảm đáng kể sự mất xương – một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm đau và cứng khớp. Bạn lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn bùng phát (những cơn đau khớp trở nên dữ dội) để hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

3. Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, tiếp xúc với một số chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh RA. Vì thế, bạn hãy tránh xa amiăng và silica. Nếu môi trường làm việc bắt buộc bạn tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ.

4. Khám và điều trị kịp thời

Khi có bất kỳ triệu chứng nào của RA, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Theo CDC, việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh, cũng như giảm nguy cơ phát triển những tổn thương khớp nghiêm trọng sau này.

Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp

Người bệnh cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Nếu bạn có người thân mắc bệnh này, hãy lưu ý những nguyên tắc sau khi chăm sóc họ:

Hiểu tình trạng của người bệnh: Bạn cần hiểu rõ bệnh nhân bị viêm khớp gối, khớp cổ tay hay khớp háng, từ đó mới hỗ trợ được họ một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu bị bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cử động bàn tay và chi trên, họ sẽ cần hỗ trợ trong lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân, thay quần áo…; trong khi người bị viêm khớp gối rất cần trợ giúp khi đi lại hay lên xuống cầu thang…  Giúp quản lý thuốc: Nếu người thân của bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ loại thuốc cần uống cũng như thời gian, liều lượng uống, bạn hãy giúp họ. Khuyến khích và giúp đỡ người bệnh tập thể dục: Tập thể dục đã được chứng minh rất có lợi cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, không nhiều người hứng thú, thậm chí sợ hãi, khi nghĩ tới việc tập luyện. Nhiệm vụ của bạn là khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn và hỗ trợ họ thực hiện các bài tập đúng cách. Ngoài ra, nếu người bệnh phải phẫu thuật thay khớp, họ sẽ cần bạn trợ giúp trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật. Chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cải thiện triệu chứng hiệu quả

Chế độ ăn cho người bị viêm khớp dạng thấp

Mặc dù không có chế độ ăn uống nào giúp điều trị viêm đa khớp dạng thấp, nhưng một số loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm khá hữu hiệu. Thực đơn gợi ý cho người bệnh gồm có:

Nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây Sữa ít béo và protein động vật (có trong thịt gà bỏ da, các loại cá…) Một lượng nhỏ chất béo bão hòa (có trong dầu thực vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng…) và chất béo chuyển hóa (dầu ô liu, các loại cá béo, quả hạch…)

Vậy viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì? Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều đường… vì chúng làm cho tình trạng tổn thương xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp sưng và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nên tránh xa thức uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa viêm khớp mà còn gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.

*
Những câu hỏi thường gặp

1. Bệnh viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến mắt không?

Đây là bệnh mãn tính ảnh hưởng chủ yếu đến khớp. Tuy nhiên, bệnh cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có mắt. (4)

Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến mắt là khô mắt dẫn đến nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, tình trạng khô mắt nặng có thể gây tổn thương giác mạc. Khô mắt cũng có thể là triệu chứng của hội chứng Sjogren – một chứng rối loạn tự miễn thường liên quan đến bệnh.

Hiếm gặp hơn, bệnh có nguy cơ gây viêm củng mạc (phần lòng trắng) của mắt, khiến mắt sưng đỏ và đau.

Nếu bạn bị bệnh lý này kèm theo đau mắt, thay đổi thị lực hoặc gặp phải các vấn đề khác ở mắt, hãy gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.

2. Trầm cảm có phải là yếu tố gây bệnh?

Viêm khớp dạng thấp và trầm cảm thường xảy ra cùng nhau. Mặc dù hầu hết các bác sĩ đều biết điều này, nhưng những người bị bệnh RA thường không được kiểm tra hội chứng trầm cảm. Vì vậy, bệnh có thể không được chẩn đoán và điều trị sớm. Các nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh trầm cảm không được điều trị triệt để, quá trình chữa trị sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, người bệnh mắc trầm cảm có thể:

Đau nhức khớp trầm trọng hơn; Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đau tim; Giảm năng suất trong công việc; Tăng gánh nặng tài chính; Suy giảm mối quan hệ với bạn bè và gia đình; Rối loạn chức năng tình dục.

3. Người bệnh có được tập thể dục không?

Khi tình trạng viêm thuyên giảm, bạn nên tập thể dục. Quá trình tập luyện sẽ giữ cho các khớp linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia về dạng bài tập và cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng của mình.

Người bệnh viêm khớp nên vận động thường xuyên để tăng độ linh hoạt cho khớp.

4. Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có phải một loại bệnh RA?

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính (Seropositive Rheumatoid Arthritis) là một thể đặc biệt của bệnh. SRA có thể đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với thể âm tính.

Các triệu chứng của RA huyết thanh dương tính thường là:

Cứng khớp buổi sáng, kéo dài 30 phút hoặc lâu hơn; Sưng và đau ở nhiều khớp; Sưng và đau ở các khớp đối xứng; Xuất hiện các nốt thấp khớp; Sốt; Mệt mỏi; Sụt cân.

Căn bệnh này không phải lúc nào cũng giới hạn ở các khớp. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện viêm ở mắt, tuyến nước bọt, dây thần kinh, thận, phổi, tim, da và mạch máu.

5. Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp KHÔNG PHẢI là bệnh di truyền, nhưng nó rất hay truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, nếu bạn có người thân bị bệnh RA, hãy gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau khớp dai dẳng, sưng và cứng khớp mà nguyên nhân không phải do hoạt động quá sức hoặc chấn thương.

Điều trị tại khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Khoa Nội cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh với đội ngũ chuyên gia lành nghề, là địa chỉ tin cậy trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý xương khớp cấp và mạn tính như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người trưởng thành, gout, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp…

Khoa Nội cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng thời áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoa cũng chú trọng tới việc phối hợp với các chuyên khoa khác như khoa Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Phẫu thuật khớp – Y học thể thao để tìm ra phương pháp chữa trị tối ưu nhất cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại BVĐK Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ theo các cách sau:

Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng kiểm soát triệu chứng bệnh là điều hoàn toàn có thể. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám đúng chuyên khoa với chuyên gia giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp.

Đau nhức xương khớp là nỗi sợ hãi của rất nhiều người ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là người mắc bệnh thấp khớp. Không chỉ khiến cơ thể đau nhức triền miên, đi đứng khó khăn mà bệnh còn có thể gây nguy cơ tàn phế. Vậy bệnh thấp khớp là gì, nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị ra sao… tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!


Các bệnh thấp khớp thường gặp  Thấp khớp có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp Phương pháp chẩn đoán thấp khớp Các phương pháp điều trị thấp khớp khoa học
Các bệnh thấp khớp thường gặp  Thấp khớp có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp Phương pháp chẩn đoán thấp khớp Các phương pháp điều trị thấp khớp khoa học

*

Thấp khớp là gì? 

Bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis) là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn), mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mạn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các tổn thương đa hệ khác.

*

Bệnh thấp khớp hay còn gọi là bệnh phong thấp

Các bệnh thấp khớp thường gặp 

Bệnh thấp khớp (RA) là loại viêm khớp tự miễn phổ biến (chiến 0,5-2% dân số cả nước) xảy ra khi hệ thống miễn dịch (hệ thống phòng thủ của cơ thể) hoạt động không đúng. Bệnh có diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại các khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể kể tên một số bệnh thấp khớp thường gặp: 

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis)

Là bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gây viêm, đau nhức và cứng các khớp cùng lúc, đặc biệt là các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối. Ngoài ra, vì bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh toàn thân, nên khi mắc phải có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể (mắt, phổi, tim, thận, hệ thống thần kinh và tiêu hóa). 

Lupus

Lupus cũng là bệnh gây ra do hệ miễn dịch bị rối loạn. Bệnh khởi phát có thể gây viêm toàn cơ thể, đồng thời làm viêm, sưng đau các khớp nối và ảnh hưởng các cơ quan khác như tim, da, gan, thận, tóc, mắt… 


*

Bệnh xơ cứng bì (Scleroderma)

Scleroderma là tên khoa học của bệnh xơ cứng bì, bệnh này xảy ra khi collagen sản sinh dư thừa và tích tụ lại khiến cho da bị khô cứng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu, các cơ quan nội tạng và gây khó khăn khi di chuyển do da bị căng và cứng. 

Hội chứng Sjogren’s (Sjogren’s syndrome)

Hội chứng Sjogren’s là một bệnh lý tự miễn, điển hình là hệ thống miễn dịch tấn công vào tuyến nước bọt và tuyến lệ, dẫn đến tình trạng khô mắt và khô miệng. Thêm nữa, hội chứng Sjogren’s đôi khi cũng tác động lên da, khớp và hệ thống thần kinh, vì vậy bạn có thể cảm thấy đau ở khớp hoặc cơ, khô da, phát ban và đau thần kinh.

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing Spondylitis) là bệnh chủ yếu tấn công vào cột sống do có liên quan tới gen HLA-B27. Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm có tỉ lệ mắc phải ở 0,5-1,9% dân số. Bệnh gây đau và cứng ở vùng lưng dưới và xương chậu, ngoài ra, bệnh còn có thể khiến xương mới hình thành trên cột sống, dẫn đến cứng khớp và khó khăn mỗi khi cử động. 

*

Viêm cột sống dính khớp có thể sưng viêm ở các khớp lớn khác như hông, vai và xương sườn.

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis)

Viêm khớp vảy nến là một loại bệnh tự miễn, biểu hiện bên ngoài là các vùng da bị vảy nến kèm triệu chứng viêm, sưng tại các ngón tay và ngón chân cùng nhiều dấu hiệu khác.

Viêm khớp nhiễm khuẩn (Infectious arthritis)

Infectious arthritis là tên khoa học của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh thường xảy ra tại một khớp do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Khi nhiễm trùng tấn công màng hoạt dịch của khớp, hệ thống miễn dịch sẽ “nhận diện” sai kẻ thù và tấn công màng hoạt dịch, đồng thời giảm thiểu chất lượng dịch khớp và tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn. 

*

Viêm khớp nhiễm trùng thường ảnh hưởng đến các khớp lớn như đầu gối, hông hoặc vai.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên (Juvenile idiopathic arthritis)

Sau cuộc họp năm 1977 tại Hội nghị nhi khoa Quốc tế, các chuyên gia đã thống nhất gọi viêm khớp dạng thấp thiếu niên với tên khoa học là Juvenile idiopathic arthritis dùng để chỉ các bệnh xương khớp mạn tính ở trẻ dưới 16 tuổi. Juvenile idiopathic arthritis cũng nằm trong nhóm các bệnh do hệ miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến hệ miễn dịch tấn công các khớp và mô xung quanh. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, đau tại khớp bị tấn công, sưng khớp và cứng khớp.


*

Viêm khớp phản ứng (Reactive arthritis)

Bệnh viêm khớp phản ứng hay còn gọi là Reactive arthritis, là một loại bệnh viêm khớp vô khuẩn, xuất hiện thứ phát sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó ngoài khớp, thường là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa... 

Viêm đa khớp dạng thấp (Polymyalgia rheumatica)

Polymyalgia rheumatica là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bệnh khiến cho khớp bị viêm, sưng đau, chủ yếu là ở khớp cổ, vai và hông. 

Viêm mạch hệ thống (Systemic vasculitis)

Là bệnh viêm mạch hệ thống bao gồm các rối loạn gây hẹp lòng mạch máu dẫn đến viêm thành mạch máu. Hậu quả của tình trạng viêm là làm tổn thương các mô do thiếu máu cục bộ.

Nguyên nhân cơ chế gây bệnh thấp khớp

Thấp khớp hình thành khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn khả năng nhận diện kháng nguyên (vốn là cấu trúc bên ngoài của cơ thể), thay vào đó chúng sẽ tấn công màng hoạt dịch và khởi phát quá trình viêm. Lúc này, cấu trúc protein của khớp bị biến đổi và kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể như tế bào các đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, lympho B & T gia tăng sản xuất các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… và sinh ra các tự kháng thể chống lại các cấu trúc protein lạ, đồng thời, các kháng thể này cũng tấn công luôn màng hoạt dịch của khớp.

Hậu quả là làm cho lớp tế bào mỏng (màng hoạt dịch) bị viêm, gây đau nhức và giải phóng các độc chất gây hại cho các khớp xung quanh như xương, sụn khớp, gân, thậm chí là dây chằng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thấp khớp

Không chỉ khi mắc các bệnh kể trên, xương khớp của bạn có thể “khóc thét”, bệnh tiến triển nặng hơn do những yếu tố dưới đây:

Độ tuổi: Theo thống kê có khoảng 1/2 số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp, trong khi đó chỉ có 1 trong 250 trẻ em bị bệnh này. Đặc biệt, bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm đa khớp tiến triển nặng hơn theo độ tuổi.

Gen: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị đau thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Xem thêm: Nên khám và trị liệu trầm cảm ở đâu tốt nhất tại hà nội? ? địa chỉ khám chứng trầm cảm

Giới tính: Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới, trong khi đó các bệnh thấp khớp dường như ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

*

Độc chất có trong thuốc lá làm cản trở các mô sụn sản xuất Collagen và Aggrecan có lợi cho sụn khớp.

Nghề nghiệp: Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.

Chế độ dinh dưỡng:  Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp hơn người thường. Vì thế, bạn cần có chế độ tập luyện và ăn uống điều độ để điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý. Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thiếu chất chống oxy hóa, nghiện chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tư thế ngồi và làm việc: Theo thống kê gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh xương khớp đang chiếm tỷ lệ 20%, chủ yếu là ở dân công sở làm việc trước màn hình máy tính trong nhiều giờ khiến cơ bắp bị co cứng, tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là khớp cổ và sống lưng. Thêm nữa, việc ngồi sai tư thế còn làm tăng nguy cơ khiến cho cột sống, khớp cổ, khớp vai…  mắc thoái hóa khớp và viêm khớp.

*

Ngồi làm việc sai tư thế có thể “hủy hoại” xương khớp của dân văn phòng

Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh thấp khớp

Triệu chứng bệnh thấp khớp là thường diễn biến nặng hơn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, các khớp ở tay và chân bị co cứng nên gây đau nhức. Tình trạng này kéo dài từ 1-2 tiếng sau mới có thể cử động trở lại. Người bị thấp khớp cảm thấy đau khớp ngay cả lúc nghỉ. Chỗ đau bị sưng và luôn tiết dịch ở bên trong. Khi cố sức cử động để làm việc càng thấy đau hơn. 

Bệnh thấp khớp thường khởi phát đau ở các khớp nhỏ, lâu dần bệnh tiến triển nặng sẽ khiến người bệnh đau khi lao động. Khi cử động các khớp có thể kêu răng rắc, đôi khi lên cơn đau vì bị viêm. Ngoài ra còn có các biểu hiện:

•   Sốt nhẹ

•   Uể oải và mệt mỏi

•   Ăn uống không ngon miệng.

•   Những khớp nhỏ ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.

•   Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng.

•   Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân…).

•   Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp (do sụn và xương dưới sụn bị tổn thương nghiêm trọng).

•   Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài từ 1-2 tiếng đồng hồ.

•   Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu không cử động trong một thời gian.

•   Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.

*

Cứng ở một hoặc nhiều khớp nhỏ là biểu hiện phổ biến của chứng đau thấp khớp

Thấp khớp có nguy hiểm không?

Những biến chứng thường gặp của bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp không đơn thuần là những cơn đau nhức tại các khớp. Hơn thế nữa, bệnh có thể biến chứng và ảnh hưởng hầu hết các bộ phận của cơ thể như cơ bắp, mắt, miệng, tim, phổi.

Bệnh thấp khớp làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác bao gồm:

Loãng xương

Khô mắt và miệng

Nhiễm trùng

Tăng cân

Nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và phổi

Ung thư hạch.

Do vậy, khi có cơn đau nhức khớp bất thường xảy ra, bạn đừng chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe “xuống dốc”.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Khi cơ thể có những dấu hiệu của thấp khớp vừa kể trên, điều quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám tốt hơn và tìm nguyên nhân. Bạn có biết, trong nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh kịp thời, các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ngăn bệnh tiến triển nặng hơn hoặc phòng được những biến chứng nặng nề về sau.

Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp

Dinh dưỡng

Chế độ ăn mỗi ngày đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai. Vì vậy, bổ sung thực phẩm tốt cho xương sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện các bệnh liên quan đến khớp, đặc biệt là bệnh thấp khớp.

Các loại cá béo như cá hồi, cá trích… 

Trà xanh

Dầu oliu

Rau củ đậm màu, rau họ cải

Gừng và củ nghệ

Ngũ cốc nguyên hạt

Trái cây tươi, nhất là các loại quả nhiều vitamin C.

*

Thực đơn “vàng” cho người bị bệnh thấp khớp

Có nhóm thực phẩm tốt cho khớp thì cũng có loại gây hại cho khớp. Đây là nhóm thực phẩm tối kỵ với người bị bệnh thấp khớp, tránh ăn thức ăn này để kiểm soát cơn đau và giúp khớp cử động dễ dàng hơn. 

Thức ăn nhiều muối, đường

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Bơ sữa

Đồ ăn nhiều Axit béo Omega – 6

Đồ ăn từ bột tinh chế

Thuốc lá và rượu 

*

Người mắc bệnh thấp khớp nên hạn chế những món ăn này nếu không muốn gia tăng nguy cơ tàn phế!


*

Bổ sung dưỡng chất cho khớp

Theo chuyên gia Đặng Hồng Hoa, sự tiến bộ của y học hiện đại đã mở ra bước ngoặt mới khi nhận định viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) không chỉ là bệnh của xương khớp mà còn là bệnh tự miễn, là bệnh toàn thân nên cần có sự phối hợp giữa các chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị.

Với thành phần 100% thiên nhiên, bachnghehcm.edu.vn thế hệ mới là phát minh vượt trội của các nhà khoa học Mỹ,  giúp giảm đau xương khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, cải thiện các vận động co duỗi, đi đứng hằng ngày, giảm sưng, cứng khớp hiệu quả cho người già và những người bị bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, các tinh chất quý giúp gia tăng mật độ khoáng chất của xương, ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển, hạn chế nguy cơ tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn.

bachnghehcm.edu.vn thế hệ mới với sự tổng hợp các  tinh chất Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn của Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

*

bachnghehcm.edu.vn thế hệ mới - công thức dưỡng chất chuyên biệt cho khớp khỏe mạnh mỗi ngày, đẩy lùi đau nhức an toàn và phòng ngừa tình trạng tăng nặng của bệnh thấp khớp. 

Hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả: Nhờ ngăn chặn không làm quá trình viêm tiến triển, giúp sụn khớp chuyển động êm trơn.

Tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp: Nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền) như Collagen và Aggrecan. Tăng cường chất lượng dịch khớp, kích thích tái tạo tế bào xương mới.

Hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm thoái hóa khớp, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe: Nhờ ngăn sản sinh các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp.

7.3 Tập thể dục thường xuyên

Thấp khớp là “nỗi ám ảnh” của nhiều người mỗi khi trái gió trở trời. Ngoài tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng sản phẩm chăm sóc xương khớp bachnghehcm.edu.vn thế hệ mới, người bệnh cần chủ động xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.

Dù là bệnh lý thấp khớp hoặc đau nhức tại một vị trí nào đó trên cơ thể đều cần chế độ luyện tập đúng cách và thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người dù tập luyện đều đặn nhưng tập sai cách khiến cho tình trạng bệnh nghiệm trọng hơn: khớp sưng viêm nặng, tràn dịch khớp, thậm chí phải làm phẫu thuật. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân theo hướng dẫn của các huấn luyện viên thể dục.

Phương pháp chẩn đoán thấp khớp

Theo chuyên gia Đặng Hồng Hoa, trước đây, việc chẩn đoán và điều trị các bệnh xương khớp gặp khó khăn và không thể điều trị sớm. Việc điều trị thấp khớp không dứt điểm có thể khiến cho khớp bị biến dạng, tàn phế. 

Ngày nay, để chữa trị bệnh kịp thời và chính xác, các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu, nhờ vậy sớm đưa ra giải pháp cải thiện, giúp người bệnh tránh được những di chứng nặng nề. 

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Mặc dù bệnh thấp khớp khởi phát bằng những triệu chứng đau nhức, co cứng khớp rõ rệt và thường xuyên, nhưng bệnh cũng trùng lặp dấu hiệu với nhiều bệnh lý viêm khớp khác. Vì vậy, cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh chính xác là đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành thăm khám, yêu cầu chụp X - quang, MRI, CT scan.

Từ đó, các bác sĩ có thể quan sát rõ hơn tình trạng bệnh từ hình ảnh đã chụp. Sau đó, tiến hành phân tích và đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh kỹ càng hơn, đưa ra phác đồ điều trị chính xác hơn.

Xét nghiệm máu

Những người bị thấp khớp thường có tốc độ lắng hồng cầu cao (ESR) hoặc protein phản ứng C, điều này báo hiệu cho sự tấn công “âm thầm” của bệnh viêm khớp. Đồng thời, các bác sĩ cũng tiến hành các xét nghiệm máu cơ bản khác để tìm yếu tố nguy cơ và kháng thể peptide citrullinated (chống CCP) tác động đến bệnh.

Các phương pháp điều trị thấp khớp khoa học

Điều trị bằng thuốc

Sau các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu, tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ kê toa dùng thuốc. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh thấp khớp là:

Thuốc chống viêm không steroid: Giúp giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây kích ứng dạ dày, thận và các vấn đề về tim.

Steroid: Giảm đau, giảm viêm và hỗ trợ làm chậm quá trình tổn thương khớp. Tác dụng phụ là gây loãng xương, tiểu đường và tăng cân.

Nhóm thuốc điều trị chống thấp khớp tác dụng chậm: DMARDs, Leflunomide (Arava), Hydroxychloroquine (Plaquenil) và Sulfasalazine (Azulfidine)... sử dụng thời gian dài có thể gây tổn hại gan và phổi.

*

Sử dụng thuốc như con dao hai lưỡi, chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Điều trị không dùng thuốc

Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân kết hợp nhiều phương pháp điều trị bệnh thấp khớp, trong đó có vật lý trị liệu. Các bài tập luyện được sắp xếp sao cho phù hợp với từng mức độ của người bệnh. Ngoài ra, để giúp tránh căng thẳng, bác sĩ có thể cho bệnh nhân tập cùng với các thiết bị hỗ trợ khác nhau, giúp người bệnh giảm đau và nhanh phục hồi.

Điều trị bằng phẫu thuật

Trường hợp sử dụng thuốc và các biện pháp vật lý trị liệu không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để tránh tổn thương lây lan sang các bộ phận khác. Phẫu thuật bệnh thấp  khớp có thể bao gồm một hoặc nhiều thủ tục sau:

Giải phẫu: Phẫu thuật nội soi nhằm màng hoạt dịch, cách này có thể giúp giảm thiểu đau nhức và cải thiện độ linh hoạt của khớp.

Sửa chữa gân: Khi bệnh thấp khớp tiến triển nặng hơn, gân xung quanh có thể bị tổn thương, bác sĩ cần phẫu thuật để chỉnh sửa lại chúng. 

Hợp nhất khớp: Phương pháp hợp nhất thành một khớp được khuyến nghị nhằm ổn định lại khớp và giúp giảm đau. 

Thay khớp toàn bộ: Trong quá trình phẫu thuật thay khớp, bác sĩ có thể loại bỏ các phần khớp bị tổn hại quá nhiều và thay bằng một bộ phận đó bằng vật kim loại hoặc nhựa có cấu tạo tương tự với khớp.

Với tất tần tật những thông tin về bệnh thấp khớp trên đây, bạn nên sớm tầm soát sức khỏe và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp hàng ngày như bachnghehcm.edu.vn thế hệ mới. Song song đó, duy trì thói quen sống lành mạnh: không thức khuya, vận động vừa sức, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất... là cách giúp hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.